Thứ Sáu, 19 tháng 2, 2016

TÔI ĐẦU TƯ: "Thiêu thân" lao vào tin đồn và con đường dẫn tôi đến đầu tư giá trị (Phần 1)

Thủa ban đầu tập tễnh bước vào nghề đầu tư chứng khoán, tôi chưa có bất cứ kiến thức gì về đầu tư, chính là cái trạng thái mà người trong nghề ưu ái, thân mật gọi là…. “Gà”----

Phần 1: "Thiêu thân" lao vào tin đồn và con đường dẫn tôi đến đầu tư giá trị

1.Tôi đầu tư theo tin đồn

Thủa ban đầu tập tễnh bước vào nghề đầu tư chứng khoán, tôi chưa có bất cứ kiến thức gì về đầu tư, chính là cái trạng thái mà người trong nghề ưu ái, thân mật gọi là…. “Gà”. Tôi thường lăn lê trên mấy forum, nghe người ta khuyên mấy lời rất bùi tai như mua con này sẽ ăn bằng lần, mua con kia sắp ra tin khủng. Tin đồn về cổ phiếu rất nhiều, công khai như trên các forum, hoặc kín đáo hơn như các “đội lái” tổ chức với nhau qua các kênh liên lạc online để “phím hàng”.Để mua được hàng “nóng” là phải đua lệnh, sẵn sàng chấp nhận lao theo giá trần miễn là mua vào ngay lập tức. Bởi vì khi các thông tin “mật” được công bố là lúc ưu thế của việc biết trước thông tin sẽ bị mất đi.

Thường mấy ngày sau khi mua giá của những cổ phiếu này sẽ tăng khá mạnh nhờ đám nhà đầu tư “gà” giống như tôi đang lao vào như thiêu thân. Sau đó giá các cổ phiếu tin đồn sẽ đuối dần thậm chí là rơi theo chiều thẳng đứng. Cũng có những lần “lên tàu” và “xuống tàu” kịp lúc, tôi cũng kiếm được một khoản lợi nho nhỏ. Nhưng cũng có khi tôi cứ ngồi ôm kỳ kì vọng giá đã tăng sẽ còn tăng nữa tăng mãi, cổ phiếu điều chỉnh rồi thì nó sẽ lại tăng tiếp giá cổ phiếu tin đồn có thể sẽ giảm kịch liệt. Điều này khiến tôi không kịp “cut loss” và bị lỗ nặng.

Nghĩ lại mới thấy làm nhà đầu tư nhỏ lẻ mà đầu tư theo tin đồn chính là dại dột. Với tư cách là một nhà đầu tư nghiệp dư, thông tin mà đến được tay tôi thì chẳng nhẽ những tổ chức lớn họ chưa biết để mà “ôm hàng”? Coi như có nguồn thông tin nội bộ của ông anh, bà thím nào đó đó mà các tổ chức chưa kịp biết đến đi, thì những người đã thông tin cho tôi nhẽ nào họ lại vô tư đến mức chưa mua đủ cổ phiếu đã thông báo cho người khác kiếm lời?

Chưa kể đến nhà đầu tư nhỏ lẻ nghiệp dư thường không có thời gian để từng giờ từng khắc theo dõi màn hình, rất dễ trở thành nạn nhân trong những cú rũ hàng chuyên nghiệp của đội lái. Trải qua dăm ba lần bị “úp sọt” và lỗ nặng từ chiến lược đầu tư theo tin đồn tôi quyết định: phải trở thành nhà đầu tư có kiến thức.

2.Tôi đầu tư theo phân tích kỹ thuật

Sau khi từ bỏ chiến lược chạy theo tin đồn, tôi quyết định học đầu tư theo phân tích kỹ thuật. Thú thực đến giờ tôi cũng chưa thể tự nhận mình là chuyên gia trong lĩnh vực này, những gì tôi kể ra đây cũng hơi ngại khiến cho những người trong nghề cảm thấy ngây ngô buồn cười.

Đầu tư kỹ thuật theo tôi đánh giá nôm na là đưa ra quyết định đầu tư và dự báo giá cổ phiếu trong tương lai thông qua biến động giá và khối lượng cổ phiếu mua bán trong quá khứ. Từ phân tích giá cổ phiếu trong quá khứ người ta đưa ra các mô hình tín hiệu giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định mua hay bán bán. Dấu hiệu này có thể là giá cắt các đường đặc biệt (bollinger, fibonacci…) hoặc là biểu đồ giá tạo thành các mẫu hình (mô hình cây búa, mô hình vai đầu vai, mô hình sao mai…)

Tuy nhiên việc đưa ra quyết định phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Ví dụ như khối lượng giao dịch có lớn hay không, nếu như giá tăng mà khối lượng giao dịch lớn thì đó là dấu hiệu cổ phiếu sẽ tiếp tục tăng giá, nhưng nếu giá tăng mà khối lượng yếu thì lại có thể là dấu hiệu cổ phiếu sắp đảo chiều sang giảm giá. Mà thế nào được coi là lớn lại là một câu hỏi khiến nhiều nhà đầu tư đau đầu. Tôi nghĩ để đạt đến được trình độ thuần thục trong lĩnh vực phân tích kỹ thuật này ai cũng sẽ phải bỏ ra không ít thời gian và cả tiền bạc cho những sai lầm.

Cứ coi như là mình đã trở thành một chuyên gia phân tích kỹ thuật đi, với những tình huống mà tôi xác định được đã chắc chắn đến 99% đôi khi kết quả vẫn là trật lất. Tôi thấy không ít nhà đầu tư giàu kinh nghiệm cũng phải thốt lên rằng thị trường chứng khoán Việt chẳng hoạt động theo bất cứ quy luật nào cả. Tôi nghĩ thực ra chẳng cần phải ngạc nhiên về điều đó. Bởi lẽ rất nhiều người quên mất rằng toàn bộ phân tích kỹ thuật, các dấu hiệu, các chỉ số mà mà mọi người đang sử dụng theo phần lớn là các tài liệu nghiên cứu dựa trên dữ liệu của các thị trường chứng khoán quốc tế. Mà cái “ao chứng” quê ta nó lại không hoạt động như vậy, kết quả các chỉ số và mối quan hệ giữa các thông tin khi chạy trên dữ liệu của thị trường Việt Nam thì không biết đã có được ai nghiên cứu kiểm định lại hay chưa nhưng lại được rất nhiều người hăm hở áp dụng.

3.Tôi chuyển sang đầu tư giá trị

Thất bại trong đầu tư theo phân tích kỹ thuật do không có thời gian bám sát thị trường tôi quyết định chuyển sang đầu tư giá trị.

Đầu tư giá trị có vẻ là một hình thức thích hợp với những nhà đầu tư nghiệp dư, không có thời gian thường xuyên theo dõi biến động thị trường như tôi. Đầu tiên tôi sẽ lựa chọn những ngành nghề đang có tiềm năng phát triển sau đó lựa chọn những công ty hàng đầu trong lĩnh vực đó (thông thường là các blue chip) với tình hình tài chính minh bạch ổn định để đầu tư. Danh mục đầu tư này sẽ được duy trì ổn định trong thời gian dài, tôi hạn chế tối đa việc giao dịch mua bán cổ phiếu ngắn hạn.

Sau hai năm khá thành công khi sử dụng chiến lược này với tỷ suất lợi nhuận khoảng 20%. Đây chắc chắn là một tỷ suất lợi nhuận tôi thấy đã đủ để hài lòng cho một danh mục được đa dạng hóa, rủi ro thấp và ít đòi hỏi việc theo dõi giá cả thị trường. Nhất là khi đem nó so sánh với tỷ lệ lãi suất ngân hàng mấy năm gần đây chỉ từ 5% - 9%. Tuy nhiên chắc là vì ông trời không hài lòng lắm với sự thành công quá sức dễ dàng của tôi, năm nay tôi đã mắc những sai lầm trong việc xác định chiến lược và lựa chọn cổ phiếu cũng như thời điểm bắt đầu đầu tư.

Tôi chợt nhận ra rằng kể cả với một chiến lược rất tốt thì muốn đánh bại thị trường chúng ta cũng cần phải sáng suốt lựa chọn thời điểm vào vốn cho thích hợp. Tôi bắt đầu mua danh mục đầu tư cho năm nay là lúc thị trường đang ở ngưỡng VnIndex trên 600 vì vậy cho dù lựa chọn nhiều cổ phiếu tốt xét ra cả năm đầu tư của tôi gần như chưa hề mang lại lợi nhuận. Chiến lược đầu tư giá trị cũng sẽ chỉ thực sự mang lại hiệu quả nếu như được kết hợp với những yếu tố khác.

Trên đây là những thất bại mà tôi đã phải tốn không ít công sức và tiền bạc mới có thể nghiệm ra. Các bạn có thể đang hoang mang tự hỏi nếu như chiến lược đầu tư nào cũng gặp toàn thất bại thì rốt cuộc làm thế nào mới có thể mang lại thành công? Tôi xin được trình bày một số kinh nghiệm mà tôi đã đúc rút được ra trong quá trình đầu tư trong phần hai.

Lê Hải Yến
Theo Trí thức trẻ

Khoá học chứng khoán tại IEFA
                                                                              Trường Kinh tế Tài chính và Bất động sản IEFA

Nhìn lại những vấn đề kinh tế vĩ mô trong năm 2016

Với tăng trưởng 6,68%, Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2015 đạt mức cao nhất trong vòng 8 năm qua, vượt xa mục tiêu 6,5% đề ra đầu năm của Chính phủ. --------

CafeLand - Với tăng trưởng 6,68%, Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2015 đạt mức cao nhất trong vòng 8 năm qua, vượt xa mục tiêu 6,5% đề ra đầu năm của Chính phủ. Các chỉ số kinh tế vĩ mô như lạm phát, lãi suất và hệ thống ngân hàng khá ổn định. Thị trường bất động sản đã có những bước phục hồi khá ấn tượng. Đó là một dấu hiệu cho thấy nền kinh tế đang có những bước chuyển biến tích cực.

Tuy vậy, nhìn sâu hơn vào bản chất của việc tăng trưởng và các yếu tố nội tại của nền kinh tế xuất hiện không ít quan ngại.

Quan ngại từ Trung Quốc

Theo IMF tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2015 đạt 3,1%. Trong khi đó kinh tế khu vực đồng tiền chung châu Âu (Euro Zone) tiếp tục phục hồi với mức tăng trưởng 1,6%, mức cao nhất từ đầu năm 2011 đến nay. Nền kinh tế lớn nhất thế giới là Hoa Kỳ tăng trưởng 2,1%, thấp hơn so với vài năm qua, nhưng các chỉ số vĩ mô khác của nước này như thâm hụt ngân sách, tỷ lệ thất nghiệp lại đang có chiều hướng tốt dần.

Năm vừa qua, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới là Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng chậm. GDP của Trung Quốc chỉ còn tăng 6,9%, mức thấp nhất kể từ năm 2009 đến nay. Kể từ năm 2010 đến nay tốc độ tăng trưởng GDP của nước này liên tục đi xuống. Các nền kinh tế mới nổi khác như Brazil, Nga trong năm qua tiếp tục tăng trưởng âm.

Năm 2015 là năm đánh dấu sự kiện đồng đô la Mỹ mạnh lên so với hầu hết các đồng tiền khác. Điều này cho thấy nền kinh tế Mỹ đang phục hồi khá mạnh. Việc đồng đô la Mỹ mạnh lên làm cho những quốc gia thực hiện chính sách tỷ giá neo theo đồng đô la Mỹ như Việt Nam bị ảnh hưởng khá lớn. Liên quan đến tiền tệ một sự kiện đáng chú ý là đồng nhân dân tệ (NDT) của Trung Quốc phá giá. Đây cũng là năm đánh dấu sự kiện NDT được đưa vào làm một trong 5 đồng tiền trong rổ tính giá trị của Quyền rút vốn đặc biệt (SDR) của IMF. Điều này cho thấy NDT đang tiến dần tới trở thành một đồng tiền thanh toán quốc tế.

Năm 2015, hầu hết các mặt hàng đều giảm giá do đồng đô la Mỹ mạnh lên và nhu cầu tiêu thụ giảm ở một số nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Brazil và Nga. Đặc biệt giá dầu thô giảm sâu về mức 37 đô la Mỹ /thùng, mức thấp nhất trong hàng chục năm qua. Cùng với đó giá vàng về mức gần 1.000 đô la Mỹ /oz.

Đánh giá về kinh tế toàn cầu năm 2016, nhiều chuyên gia, tổ chức nhận định đây sẽ là năm đầy khó khăn thách thức. Tăng trưởng thương mại toàn cầu đã giảm đi đáng kể và sự sụt giảm của giá nguyên vật liệu thô nên những nền kinh tế phụ thuộc vào chúng sẽ hứng chịu nhiều thử thách. Trong khi đó ngành tài chính tại nhiều quốc gia vẫn đang suy yếu và rủi ro tại các thị trường mới nổi đang tăng lên. Điểm đáng lo ngại là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới là Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng trưởng chậm lại sẽ làm ảnh hưởng chung đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Những điểm sáng của Việt Nam

GDP năm 2015 ước tính tăng 6,68%, mức cao nhất trong vòng 8 năm qua. Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng tăng 9,64%, cao hơn nhiều mức tăng 6,42% của năm trước. Quy mô nền kinh tế năm nay theo giá hiện hành đạt khoảng 4.193 nghìn tỷ đồng. Sự phục hồi mạnh của nền kinh tế trong năm qua chủ yếu đến từ việc phục hồi của khu vực sản xuất công nghiệp. Trong đó, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đã đóng góp rất lớn cho tăng trưởng kinh tế.

Kinh tế năm 2015 tăng cao còn nhờ tỷ lệ đầu tư trong nền kinh tế tăng mạnh. Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội năm 2015 đạt khoảng 1.367 nghìn tỷ đồng, tăng 12% so với năm 2014 và bằng 32,6% GDP. Trong đó đáng chú ý là khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với 318 nghìn tỷ đồng, chiếm 23,3% tổng đầu tư và tăng 19,9% so với năm trước. Điều này cũng cho thấy khu vực FDI đã đóng góp rất lớn cho sự phục hồi của kinh tế Việt Nam.

Xuất nhập khẩu tăng mạnh

Tình hình ngoại thương trong năm qua cũng ghi nhận những yếu tố khá tích cực. Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 162,4 tỷ đô la Mỹ, tăng 8,1% so với năm 2014, và nếu loại trừ yếu tố giá thì kim ngạch xuất khẩu 2015 tăng 12,4%. Điểm đáng chú ý là kim ngạch xuất khẩu khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ước tính đạt khoảng 115 tỷ đô la Mỹ, tăng 13,8% so với năm trước, chiếm tỷ trọng 70,9% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu. Ngược lại, khu vực trong nước ước tính đạt 47,3 tỷ đô la Mỹ, giảm 3,5%. Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm 2015 ước tính đạt 165,6 tỷ đô la Mỹ, tăng 12% so với năm trước. Trong đó đáng chú ý là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 98 tỷ đô la Mỹ, tăng 16,4%; khu vực kinh tế trong nước đạt 67,6 tỷ đô la Mỹ, tăng 6,3%.

Năm 2015 nhập siêu khoảng 3,2 tỷ đô la Mỹ sau 3 năm xuất siêu liên tục. Nhập siêu của Việt Nam chủ yếu đến từ Trung Quốc và Hàn Quốc.

Lạm phát thấp, tăng trưởng tín dụng cao

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2015 tăng 0,6%, bình quân mỗi tháng CPI tăng 0,05%. Đây là mức tăng thấp nhất trong 14 năm trở lại đây. Nguyên nhân khiến CPI tăng thấp là do giá lương thực, nguyên liệu trong nước và trên thế giới đều giảm do nguồn cung dồi dào. Bên cạnh đó, sức tiêu dùng trong nước cũng tăng không đáng kể và tăng trưởng tín dụng, cung tiền không cao khiến cho lạm phát khá ổn định.

Tính đến thời điểm 18/12/2015, tăng trưởng tín dụng đạt khoảng 17% so với thời điểm cuối năm 2014, mức tăng cao nhất kể từ năm 2011. Tín dụng lĩnh vực công nghiệp tăng 44,78%, nông nghiệp nông thôn tăng 10,8%, tín dụng bất động sản tăng khoảng 20%. Mới đây NHNN cho biết tín dụng năm 2015 có thể tăng vượt mức 18%.

Như vậy, tăng trưởng tín dụng năm 2015 đã vượt mục tiêu NHNN đề ra đầu năm. Tuy nhiên, một yếu tố được nhiều người mong chờ là lãi suất giảm đã không diễn ra. Sự biến động của lãi suất đi ngược với xu thế biến động của tình hình lạm phát. Một số phân tích cho rằng, nguyên nhân khiến lãi suất Việt Nam cao là do nợ xấu hiện nay về thực chất vẫn còn quá cao làm cho chi phí thực sự của các ngân hàng lớn. Bên cạnh đó còn do chi phí vận hành của các ngân hàng của Việt Nam đang quá cao do khâu quản trị còn yếu và thiếu sự minh bạch. Bên cạnh đó, với việc tăng trưởng tín dụng vượt trội so với huy động cũng dẫn tới lãi suất vay khó giảm. Với tình trạng hiện nay thì việc giảm lãi suất trong thời gian tới là không dễ dàng.

Thị trường bất động sản phục hồi

Tiếp tục đà phục hồi của năm 2014, thị trường bất động sản khởi sắc ấn tượng trong năm 2015. Rất nhiều dự án bất động sản được khởi công mới hoặc hồi sinh trong năm qua. Theo báo cáo của Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng), tính đến ngày 20/11/2015, tổng giá trị tồn kho bất động sản còn khoảng 53.245 tỉ đồng. So với thời điểm quý 1/2013, giá trị tồn kho đã giảm 75.303 tỉ đồng, tương đương 58%. Tồn kho BĐS giảm mạnh trong thời gian qua là do những diễn biến tích cực của thị trường bất động sản.

Khác với năm trước, năm 2015 ghi nhận phân khúc bất động sản trung và cao cấp nở rộ. Lần đầu tiên trong nhiều năm qua, thị trường xuất hiện hiện tượng “cháy hàng” ở một số dự án cao cấp và có tới hàng nghìn căn được bán ra chỉ riêng trong quý đầu chào bán. Hàng loạt dự án quy mô lớn từng bị trì hoãn trong thời kỳ bất động sản đóng băng như Goldmark City, Sapphire Palace, Gemek Tower ở Hà Nội, Vista Verde, the Park Residence, Le Meridien, City Gate Towers ở TP. HCM đã “bung hàng” trong thời gian qua và thu được nhiều thành công.

Theo ước tính của một số công ty tư vấn bất động sản, các dự án ở các quận nội đô và khu vực lân cận có cơ sở hạ tầng phát triển tiếp tục thu hút khách mua và có xu hướng giữ được mức giá bán cao. Giá bán trung bình căn hộ cao cấp ở Hà Nội và TP.HCM dao động trong khoảng 1.500–1.700 đô la Mỹ/m2, căn hộ trung cấp khoảng 1.000 đô-la Mỹ/m2, còn bình dân khoảng 700 đô-la Mỹ/m2.

Năm vừa qua các đơn vị phát triển bất động sản lớn đang dẫn dắt thị trường. Novaland đã thâu tóm hàng loạt dự án như Galaxy 9, Icon 56, River Gate, Lexington, The Tresor và mới nhất là The Sun Avenue. Trong khi Keppel Land mua một dự án của công ty Tiến Phước với giá 26,7 triệu đô la Mỹ, Tập đoàn Creed đầu tư 600 tỷ đồng vào dự án City Gate Towers. Những tên tuổi hàng đầu khác như Vingroup, Tân Hoàng Minh, Đại Quang Minh, Sun Group và nhân vật mới nổi như FLC đang tạo ra những vị thế vững chắc trên thị trường.

Những thách thức

Bên cạnh những thành công đáng kể, kinh tế Việt Nam cũng đang phải chịu nhiều thách thức trong ngắn hạn lẫn dài hạn. Trong đó, đáng chú ý là nợ xấu, tỷ giá, thâm hụt ngân sách, đầu tư công, nợ công và hiệu năng của bộ máy nhà nước. Nếu những rào cản đó không được nhanh chóng tháo gỡ thì kinh tế Việt Nam khó cất cánh trong dài hạn.

Căng thẳng tỷ giá

Vấn đề đầu tiên phải nhắc là vấn đề điều hành tỷ giá hiện nay đang gặp phải nhiều vấn đề nan giải. Năm 2015 tiền đồng mất giá gần 5% so với đồng đô la Mỹ, vượt mục tiêu cam kết của NHNN là tăng 2% trong năm 2015. Việc tỷ giá tăng có nguyên nhân đến từ bên ngoài là do đồng đô la Mỹ năm vừa qua tăng mạnh so với hầu hết các đồng tiền khác trên thế giới. Bên cạnh đó Trung Quốc cũng phá giá đồng NDT cũng gây áp lực lên việc mất giá của tiền đồng. Nguyên nhân khác đến từ nội tại nền kinh tế Việt Nam. Sự phục hồi của nền kinh tế khiến cho nhu cầu nhập siêu tăng mạnh. Năm 2015 thâm hụt thương mại khoảng 3 tỷ đô la Mỹ, đây là lần đầu tiền trong 4 năm qua Việt Nam nhập siêu. Năm 2015, NHNN đã thực hiện nhiều chính sách tỷ giá quan trọng bằng cách vừa phá giá vừa nới biên độ tỷ giá từ mức +/-1% lên +/-3%.

Một vấn đề khác liên quan đến tỷ giá là trong năm qua NHNN đã giảm lãi suất tiền gửi bằng đô la Mỹ đối với doanh nghiệp và cá nhân đều xuống 0%. Việc giảm lãi suất này nhằm giảm việc tích trữ gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ của người dân và doanh nghiệp để giữ ổn định tỷ giá. Bên cạnh đó vừa qua NHNN cũng buộc phải bán dự trữ ngoại hối để giữ tỷ giá.

Hiện nay việc điều hành tỷ giá của NHNN đang gặp nhiều thách thức. Với việc Trung Quốc sẽ điều hành tỷ giá một cách linh hoạt hơn sẽ ảnh hưởng lớn đến chính sách tỷ giá của Việt Nam. Mới đây NHNN cho biết sẽ áp dụng chính sách điều hành tỷ giá mới trong thời gian tới. Theo đó tỷ giá liên ngân hàng tham chiếu của NHNN sẽ biến động một cách linh hoạt hơn so với trước.

Nợ xấu và tái cấu trúc ngân hàng

Năm 2015 là năm cuối cùng thực hiện đề án tái cấu trúc ngân hàng. Đây cũng là năm mà NHNN mạnh tay hơn trong việc xử lý những ngân hàng yếu kém. Theo đó, có 3 ngân hàng bị mua lại với giá 0 đồng là ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam, OceanBank và GPBank. Lãnh đạo của cả 3 ngân hàng này đều bị khởi tố vì những sai phạm trong cho vay vốn dẫn đến thất thoát tiền của ngân hàng và không thể tự phục hồi.

Ngoài ra, cũng có hàng loạt vụ sáp nhập ngân hàng diễn ra trong năm 2015 như BIDV sáp nhập MHB, VietinBank sáp nhập PGBank, Maritimebank với MDB và Southern Bank nhập về Sacombank. Hầu hết những vụ sáp nhập này nhằm giải cứu những ngân hàng yếu kèm hơn nhằm tránh đổ vỡ hệ thống. Năm 2015 cũng có những diễn biến khá bất ngờ trong hệ thống ngân hàng khi DongAbank, một ngân hàng được xem là khá tốt, bị rơi vào tình trạng kiểm soát đặc biệt và Eximbank bị thanh tra. Đặc biệt, sự kiện đáng chú ý là ông Trầm Bê và gia đình cũng phải ủy quyền toàn bộ cổ phiếu của mình và bên có liên quan tại Southern Bank và Sacombank cho NHNN để khắc phục hậu quả.

Về xử lý nợ xấu, theo báo cáo của NHNN thì tổng số nợ xấu của các ngân hàng về cuối năm về dưới mức 3% như mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, thực tế số nợ xấu này vẫn nằm tại “kho” của VAMC hơn 200.000 tỷ đồng, tương đương khoảng 5% tổng dư nợ. Bên cạnh đó, con số nợ xấu mà các ngân hàng báo cáo cũng thường khác xa so với thực tế. Nợ xấu trong năm qua tạm gác lại với con số báo cáo đẹp, nhưng đây vẫn được xem là một vấn đề hết sức trầm trọng đối với kinh tế Việt Nam. Việc không xử lý nợ xấu một cách triệt để sẽ để lại những hậu quả khó lường đối với nền kinh tế Việt Nam trong dài hạn.

Thâm hụt ngân sách và nợ công

Theo Tổng cục Thống kê, tổng thu ngân sách từ đầu năm đến thời điểm 15/12/2015 ước tính đạt 884,8 nghìn tỷ đồng, bằng 97,1% dự toán năm. Trong khi đó tính đến cùng thời điểm trên, tổng chi ngân sách ước tính đạt 1064,5 nghìn tỷ đồng, bằng 92,8% dự toán năm. Theo con số ước tính thì thâm hụt ngân sách đúng bằng 5% GDP năm 2015. Tuy nhiên, con số chốt sau cùng có thể cao hơn con số này.

Thâm hụt ngân sách trở thành một vấn đề nóng bỏng trong năm 2015 khi nguồn thu đóng góp khá lớn cho ngân sách là đầu thô sụt giảm mạnh bởi giá dầu đang ở mức rất thấp. Trong khi đó,  áp lực chi ngân sách rất lớn bởi nhu cầu đầu tư và chi trả nợ cũ tăng mạnh. Việc vay vốn bù đắp bội chi ngân sách năm 2015 trở thành một vấn đề hết sức nan giải. Huy động vốn từ trái phiếu chính phủ gặp nhiều khó khăn bởi Chính phủ chỉ được phát hành trái phiếu có kỳ hạn 5 năm trở lên và lãi suất bị giới hạn ở mức khá thấp. Để giải bài toán này, Chính phủ buộc phải vay vốn trực tiếp 30.000 tỷ đồng từ NHNN và 2 tỷ đô la Mỹ từ Vietcombank. Bên cạnh đó để có nguồn tiền trả nợ cũ Chính phủ cũng đã lên kế hoạch huy động 3 tỷ đô la Mỹ trái phiếu quốc tế để đảo nợ.

Trong những năm qua tỷ lệ nợ công so với GDP tăng rất nhanh và đang dần trở nên rất rủi ro. Bên cạnh đó cơ cấu chi ngân sách khiến nhiều người lo ngại khi chi thường xuyên chiếm tỷ lệ cao trong chi ngân sách và gánh nặng trả nợ ngày càng tăng lên. Trong khi đó, chi cho đầu tư công thường có hiệu quả rất thấp do suất đầu tư cao, thất thoát và “không đúng nơi đúng chỗ”.  Cơ chế xin-cho phản ánh qua hiện tượng nhiều tỉnh thành làm dự án để xin tiền từ trung ương bất chấp hiệu quả thực sự của nó.

Tái cấu trúc DNNN còn quá nhiều rào cản

Năm 2015 là năm cuối trong việc thực hiện Đề án 929 về tái cơ cấu DNNN. Vì vậy, trong năm vừa qua, Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt việc tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước bằng cách đẩy mạnh việc thoái vốn và cổ phần hóa các tổng công ty và tập đoàn.

Kết quả công bố mới đây cho thấy từ năm 2011 đến ngày 10/11/2015 cả nước đã sắp xếp được 471 doanh nghiệp, đạt 90% kế hoạch. Quá trình tái cơ cấu DNNN đã đạt được những kết quả khả quan ban đầu và đang có chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, những kết quả này chưa có sự chuyển biến mạnh mẽ về “chất” trong cơ cấu tổ chức quản lý điều hành, quản lý tài chính, cũng như chất lượng lao động, bộ máy lãnh đạo điề hành, năng suất lao động, hiệu quả hoạt động của DNNN... Nguyên nhân là do một số bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp chưa quyết liệt trong chỉ đạo và triển khai thực hiện việc tái cấu trúc. Ngoài ra, sự “chậm chạp” này còn do nhóm lợi ích vẫn còn muốn giữ DNNN để có thể chi phối. Thêm vào đó “vòng kim cô nhà nước” đang cản trở lớn việc nâng cao đội ngũ nhân lực và chất lượng quản trị tại DNNN hay doanh nghiêp nhà nước chi phối.

Nguyên nhân khách quan là do thị trường tài chính chưa thực sự thuận lợi. Sức ì của các DNNN nhà nước hiện nay vẫn còn quá lớn khiến họ khó khăn trong việc tìm được đối tác chiến lược hoặc đẩy nhanh việc cổ phần hóa một cách hiệu quả.

Hồ Bá Tình

-----------
Khóa học bất động sản IEFA

Khóa học bất động sản - Trường đào tạo bất động sản IEFA

Khoa hoc bat dong san - Truong dao tao bat dong san IEFA
                                                                                     Trường Kinh tế - Tài chính và Bất động sản IEFA

Nhìn lại những vấn đề kinh tế vĩ mô trong năm 2016

Với tăng trưởng 6,68%, Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2015 đạt mức cao nhất trong vòng 8 năm qua, vượt xa mục tiêu 6,5% đề ra đầu năm của Chính phủ. --------

CafeLand - Với tăng trưởng 6,68%, Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2015 đạt mức cao nhất trong vòng 8 năm qua, vượt xa mục tiêu 6,5% đề ra đầu năm của Chính phủ. Các chỉ số kinh tế vĩ mô như lạm phát, lãi suất và hệ thống ngân hàng khá ổn định. Thị trường bất động sản đã có những bước phục hồi khá ấn tượng. Đó là một dấu hiệu cho thấy nền kinh tế đang có những bước chuyển biến tích cực.

Tuy vậy, nhìn sâu hơn vào bản chất của việc tăng trưởng và các yếu tố nội tại của nền kinh tế xuất hiện không ít quan ngại.

Quan ngại từ Trung Quốc

Theo IMF tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2015 đạt 3,1%. Trong khi đó kinh tế khu vực đồng tiền chung châu Âu (Euro Zone) tiếp tục phục hồi với mức tăng trưởng 1,6%, mức cao nhất từ đầu năm 2011 đến nay. Nền kinh tế lớn nhất thế giới là Hoa Kỳ tăng trưởng 2,1%, thấp hơn so với vài năm qua, nhưng các chỉ số vĩ mô khác của nước này như thâm hụt ngân sách, tỷ lệ thất nghiệp lại đang có chiều hướng tốt dần.

Năm vừa qua, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới là Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng chậm. GDP của Trung Quốc chỉ còn tăng 6,9%, mức thấp nhất kể từ năm 2009 đến nay. Kể từ năm 2010 đến nay tốc độ tăng trưởng GDP của nước này liên tục đi xuống. Các nền kinh tế mới nổi khác như Brazil, Nga trong năm qua tiếp tục tăng trưởng âm.

Năm 2015 là năm đánh dấu sự kiện đồng đô la Mỹ mạnh lên so với hầu hết các đồng tiền khác. Điều này cho thấy nền kinh tế Mỹ đang phục hồi khá mạnh. Việc đồng đô la Mỹ mạnh lên làm cho những quốc gia thực hiện chính sách tỷ giá neo theo đồng đô la Mỹ như Việt Nam bị ảnh hưởng khá lớn. Liên quan đến tiền tệ một sự kiện đáng chú ý là đồng nhân dân tệ (NDT) của Trung Quốc phá giá. Đây cũng là năm đánh dấu sự kiện NDT được đưa vào làm một trong 5 đồng tiền trong rổ tính giá trị của Quyền rút vốn đặc biệt (SDR) của IMF. Điều này cho thấy NDT đang tiến dần tới trở thành một đồng tiền thanh toán quốc tế.

Năm 2015, hầu hết các mặt hàng đều giảm giá do đồng đô la Mỹ mạnh lên và nhu cầu tiêu thụ giảm ở một số nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Brazil và Nga. Đặc biệt giá dầu thô giảm sâu về mức 37 đô la Mỹ /thùng, mức thấp nhất trong hàng chục năm qua. Cùng với đó giá vàng về mức gần 1.000 đô la Mỹ /oz.

Đánh giá về kinh tế toàn cầu năm 2016, nhiều chuyên gia, tổ chức nhận định đây sẽ là năm đầy khó khăn thách thức. Tăng trưởng thương mại toàn cầu đã giảm đi đáng kể và sự sụt giảm của giá nguyên vật liệu thô nên những nền kinh tế phụ thuộc vào chúng sẽ hứng chịu nhiều thử thách. Trong khi đó ngành tài chính tại nhiều quốc gia vẫn đang suy yếu và rủi ro tại các thị trường mới nổi đang tăng lên. Điểm đáng lo ngại là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới là Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng trưởng chậm lại sẽ làm ảnh hưởng chung đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Những điểm sáng của Việt Nam

GDP năm 2015 ước tính tăng 6,68%, mức cao nhất trong vòng 8 năm qua. Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng tăng 9,64%, cao hơn nhiều mức tăng 6,42% của năm trước. Quy mô nền kinh tế năm nay theo giá hiện hành đạt khoảng 4.193 nghìn tỷ đồng. Sự phục hồi mạnh của nền kinh tế trong năm qua chủ yếu đến từ việc phục hồi của khu vực sản xuất công nghiệp. Trong đó, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đã đóng góp rất lớn cho tăng trưởng kinh tế.

Kinh tế năm 2015 tăng cao còn nhờ tỷ lệ đầu tư trong nền kinh tế tăng mạnh. Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội năm 2015 đạt khoảng 1.367 nghìn tỷ đồng, tăng 12% so với năm 2014 và bằng 32,6% GDP. Trong đó đáng chú ý là khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với 318 nghìn tỷ đồng, chiếm 23,3% tổng đầu tư và tăng 19,9% so với năm trước. Điều này cũng cho thấy khu vực FDI đã đóng góp rất lớn cho sự phục hồi của kinh tế Việt Nam.

Xuất nhập khẩu tăng mạnh

Tình hình ngoại thương trong năm qua cũng ghi nhận những yếu tố khá tích cực. Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 162,4 tỷ đô la Mỹ, tăng 8,1% so với năm 2014, và nếu loại trừ yếu tố giá thì kim ngạch xuất khẩu 2015 tăng 12,4%. Điểm đáng chú ý là kim ngạch xuất khẩu khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ước tính đạt khoảng 115 tỷ đô la Mỹ, tăng 13,8% so với năm trước, chiếm tỷ trọng 70,9% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu. Ngược lại, khu vực trong nước ước tính đạt 47,3 tỷ đô la Mỹ, giảm 3,5%. Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm 2015 ước tính đạt 165,6 tỷ đô la Mỹ, tăng 12% so với năm trước. Trong đó đáng chú ý là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 98 tỷ đô la Mỹ, tăng 16,4%; khu vực kinh tế trong nước đạt 67,6 tỷ đô la Mỹ, tăng 6,3%.

Năm 2015 nhập siêu khoảng 3,2 tỷ đô la Mỹ sau 3 năm xuất siêu liên tục. Nhập siêu của Việt Nam chủ yếu đến từ Trung Quốc và Hàn Quốc.

Lạm phát thấp, tăng trưởng tín dụng cao

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2015 tăng 0,6%, bình quân mỗi tháng CPI tăng 0,05%. Đây là mức tăng thấp nhất trong 14 năm trở lại đây. Nguyên nhân khiến CPI tăng thấp là do giá lương thực, nguyên liệu trong nước và trên thế giới đều giảm do nguồn cung dồi dào. Bên cạnh đó, sức tiêu dùng trong nước cũng tăng không đáng kể và tăng trưởng tín dụng, cung tiền không cao khiến cho lạm phát khá ổn định.

Tính đến thời điểm 18/12/2015, tăng trưởng tín dụng đạt khoảng 17% so với thời điểm cuối năm 2014, mức tăng cao nhất kể từ năm 2011. Tín dụng lĩnh vực công nghiệp tăng 44,78%, nông nghiệp nông thôn tăng 10,8%, tín dụng bất động sản tăng khoảng 20%. Mới đây NHNN cho biết tín dụng năm 2015 có thể tăng vượt mức 18%.

Như vậy, tăng trưởng tín dụng năm 2015 đã vượt mục tiêu NHNN đề ra đầu năm. Tuy nhiên, một yếu tố được nhiều người mong chờ là lãi suất giảm đã không diễn ra. Sự biến động của lãi suất đi ngược với xu thế biến động của tình hình lạm phát. Một số phân tích cho rằng, nguyên nhân khiến lãi suất Việt Nam cao là do nợ xấu hiện nay về thực chất vẫn còn quá cao làm cho chi phí thực sự của các ngân hàng lớn. Bên cạnh đó còn do chi phí vận hành của các ngân hàng của Việt Nam đang quá cao do khâu quản trị còn yếu và thiếu sự minh bạch. Bên cạnh đó, với việc tăng trưởng tín dụng vượt trội so với huy động cũng dẫn tới lãi suất vay khó giảm. Với tình trạng hiện nay thì việc giảm lãi suất trong thời gian tới là không dễ dàng.

Thị trường bất động sản phục hồi

Tiếp tục đà phục hồi của năm 2014, thị trường bất động sản khởi sắc ấn tượng trong năm 2015. Rất nhiều dự án bất động sản được khởi công mới hoặc hồi sinh trong năm qua. Theo báo cáo của Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng), tính đến ngày 20/11/2015, tổng giá trị tồn kho bất động sản còn khoảng 53.245 tỉ đồng. So với thời điểm quý 1/2013, giá trị tồn kho đã giảm 75.303 tỉ đồng, tương đương 58%. Tồn kho BĐS giảm mạnh trong thời gian qua là do những diễn biến tích cực của thị trường bất động sản.

Khác với năm trước, năm 2015 ghi nhận phân khúc bất động sản trung và cao cấp nở rộ. Lần đầu tiên trong nhiều năm qua, thị trường xuất hiện hiện tượng “cháy hàng” ở một số dự án cao cấp và có tới hàng nghìn căn được bán ra chỉ riêng trong quý đầu chào bán. Hàng loạt dự án quy mô lớn từng bị trì hoãn trong thời kỳ bất động sản đóng băng như Goldmark City, Sapphire Palace, Gemek Tower ở Hà Nội, Vista Verde, the Park Residence, Le Meridien, City Gate Towers ở TP. HCM đã “bung hàng” trong thời gian qua và thu được nhiều thành công.

Theo ước tính của một số công ty tư vấn bất động sản, các dự án ở các quận nội đô và khu vực lân cận có cơ sở hạ tầng phát triển tiếp tục thu hút khách mua và có xu hướng giữ được mức giá bán cao. Giá bán trung bình căn hộ cao cấp ở Hà Nội và TP.HCM dao động trong khoảng 1.500–1.700 đô la Mỹ/m2, căn hộ trung cấp khoảng 1.000 đô-la Mỹ/m2, còn bình dân khoảng 700 đô-la Mỹ/m2.

Năm vừa qua các đơn vị phát triển bất động sản lớn đang dẫn dắt thị trường. Novaland đã thâu tóm hàng loạt dự án như Galaxy 9, Icon 56, River Gate, Lexington, The Tresor và mới nhất là The Sun Avenue. Trong khi Keppel Land mua một dự án của công ty Tiến Phước với giá 26,7 triệu đô la Mỹ, Tập đoàn Creed đầu tư 600 tỷ đồng vào dự án City Gate Towers. Những tên tuổi hàng đầu khác như Vingroup, Tân Hoàng Minh, Đại Quang Minh, Sun Group và nhân vật mới nổi như FLC đang tạo ra những vị thế vững chắc trên thị trường.

Những thách thức

Bên cạnh những thành công đáng kể, kinh tế Việt Nam cũng đang phải chịu nhiều thách thức trong ngắn hạn lẫn dài hạn. Trong đó, đáng chú ý là nợ xấu, tỷ giá, thâm hụt ngân sách, đầu tư công, nợ công và hiệu năng của bộ máy nhà nước. Nếu những rào cản đó không được nhanh chóng tháo gỡ thì kinh tế Việt Nam khó cất cánh trong dài hạn.

Căng thẳng tỷ giá

Vấn đề đầu tiên phải nhắc là vấn đề điều hành tỷ giá hiện nay đang gặp phải nhiều vấn đề nan giải. Năm 2015 tiền đồng mất giá gần 5% so với đồng đô la Mỹ, vượt mục tiêu cam kết của NHNN là tăng 2% trong năm 2015. Việc tỷ giá tăng có nguyên nhân đến từ bên ngoài là do đồng đô la Mỹ năm vừa qua tăng mạnh so với hầu hết các đồng tiền khác trên thế giới. Bên cạnh đó Trung Quốc cũng phá giá đồng NDT cũng gây áp lực lên việc mất giá của tiền đồng. Nguyên nhân khác đến từ nội tại nền kinh tế Việt Nam. Sự phục hồi của nền kinh tế khiến cho nhu cầu nhập siêu tăng mạnh. Năm 2015 thâm hụt thương mại khoảng 3 tỷ đô la Mỹ, đây là lần đầu tiền trong 4 năm qua Việt Nam nhập siêu. Năm 2015, NHNN đã thực hiện nhiều chính sách tỷ giá quan trọng bằng cách vừa phá giá vừa nới biên độ tỷ giá từ mức +/-1% lên +/-3%.

Một vấn đề khác liên quan đến tỷ giá là trong năm qua NHNN đã giảm lãi suất tiền gửi bằng đô la Mỹ đối với doanh nghiệp và cá nhân đều xuống 0%. Việc giảm lãi suất này nhằm giảm việc tích trữ gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ của người dân và doanh nghiệp để giữ ổn định tỷ giá. Bên cạnh đó vừa qua NHNN cũng buộc phải bán dự trữ ngoại hối để giữ tỷ giá.

Hiện nay việc điều hành tỷ giá của NHNN đang gặp nhiều thách thức. Với việc Trung Quốc sẽ điều hành tỷ giá một cách linh hoạt hơn sẽ ảnh hưởng lớn đến chính sách tỷ giá của Việt Nam. Mới đây NHNN cho biết sẽ áp dụng chính sách điều hành tỷ giá mới trong thời gian tới. Theo đó tỷ giá liên ngân hàng tham chiếu của NHNN sẽ biến động một cách linh hoạt hơn so với trước.

Nợ xấu và tái cấu trúc ngân hàng

Năm 2015 là năm cuối cùng thực hiện đề án tái cấu trúc ngân hàng. Đây cũng là năm mà NHNN mạnh tay hơn trong việc xử lý những ngân hàng yếu kém. Theo đó, có 3 ngân hàng bị mua lại với giá 0 đồng là ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam, OceanBank và GPBank. Lãnh đạo của cả 3 ngân hàng này đều bị khởi tố vì những sai phạm trong cho vay vốn dẫn đến thất thoát tiền của ngân hàng và không thể tự phục hồi.

Ngoài ra, cũng có hàng loạt vụ sáp nhập ngân hàng diễn ra trong năm 2015 như BIDV sáp nhập MHB, VietinBank sáp nhập PGBank, Maritimebank với MDB và Southern Bank nhập về Sacombank. Hầu hết những vụ sáp nhập này nhằm giải cứu những ngân hàng yếu kèm hơn nhằm tránh đổ vỡ hệ thống. Năm 2015 cũng có những diễn biến khá bất ngờ trong hệ thống ngân hàng khi DongAbank, một ngân hàng được xem là khá tốt, bị rơi vào tình trạng kiểm soát đặc biệt và Eximbank bị thanh tra. Đặc biệt, sự kiện đáng chú ý là ông Trầm Bê và gia đình cũng phải ủy quyền toàn bộ cổ phiếu của mình và bên có liên quan tại Southern Bank và Sacombank cho NHNN để khắc phục hậu quả.

Về xử lý nợ xấu, theo báo cáo của NHNN thì tổng số nợ xấu của các ngân hàng về cuối năm về dưới mức 3% như mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, thực tế số nợ xấu này vẫn nằm tại “kho” của VAMC hơn 200.000 tỷ đồng, tương đương khoảng 5% tổng dư nợ. Bên cạnh đó, con số nợ xấu mà các ngân hàng báo cáo cũng thường khác xa so với thực tế. Nợ xấu trong năm qua tạm gác lại với con số báo cáo đẹp, nhưng đây vẫn được xem là một vấn đề hết sức trầm trọng đối với kinh tế Việt Nam. Việc không xử lý nợ xấu một cách triệt để sẽ để lại những hậu quả khó lường đối với nền kinh tế Việt Nam trong dài hạn.

Thâm hụt ngân sách và nợ công

Theo Tổng cục Thống kê, tổng thu ngân sách từ đầu năm đến thời điểm 15/12/2015 ước tính đạt 884,8 nghìn tỷ đồng, bằng 97,1% dự toán năm. Trong khi đó tính đến cùng thời điểm trên, tổng chi ngân sách ước tính đạt 1064,5 nghìn tỷ đồng, bằng 92,8% dự toán năm. Theo con số ước tính thì thâm hụt ngân sách đúng bằng 5% GDP năm 2015. Tuy nhiên, con số chốt sau cùng có thể cao hơn con số này.

Thâm hụt ngân sách trở thành một vấn đề nóng bỏng trong năm 2015 khi nguồn thu đóng góp khá lớn cho ngân sách là đầu thô sụt giảm mạnh bởi giá dầu đang ở mức rất thấp. Trong khi đó,  áp lực chi ngân sách rất lớn bởi nhu cầu đầu tư và chi trả nợ cũ tăng mạnh. Việc vay vốn bù đắp bội chi ngân sách năm 2015 trở thành một vấn đề hết sức nan giải. Huy động vốn từ trái phiếu chính phủ gặp nhiều khó khăn bởi Chính phủ chỉ được phát hành trái phiếu có kỳ hạn 5 năm trở lên và lãi suất bị giới hạn ở mức khá thấp. Để giải bài toán này, Chính phủ buộc phải vay vốn trực tiếp 30.000 tỷ đồng từ NHNN và 2 tỷ đô la Mỹ từ Vietcombank. Bên cạnh đó để có nguồn tiền trả nợ cũ Chính phủ cũng đã lên kế hoạch huy động 3 tỷ đô la Mỹ trái phiếu quốc tế để đảo nợ.

Trong những năm qua tỷ lệ nợ công so với GDP tăng rất nhanh và đang dần trở nên rất rủi ro. Bên cạnh đó cơ cấu chi ngân sách khiến nhiều người lo ngại khi chi thường xuyên chiếm tỷ lệ cao trong chi ngân sách và gánh nặng trả nợ ngày càng tăng lên. Trong khi đó, chi cho đầu tư công thường có hiệu quả rất thấp do suất đầu tư cao, thất thoát và “không đúng nơi đúng chỗ”.  Cơ chế xin-cho phản ánh qua hiện tượng nhiều tỉnh thành làm dự án để xin tiền từ trung ương bất chấp hiệu quả thực sự của nó.

Tái cấu trúc DNNN còn quá nhiều rào cản

Năm 2015 là năm cuối trong việc thực hiện Đề án 929 về tái cơ cấu DNNN. Vì vậy, trong năm vừa qua, Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt việc tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước bằng cách đẩy mạnh việc thoái vốn và cổ phần hóa các tổng công ty và tập đoàn.

Kết quả công bố mới đây cho thấy từ năm 2011 đến ngày 10/11/2015 cả nước đã sắp xếp được 471 doanh nghiệp, đạt 90% kế hoạch. Quá trình tái cơ cấu DNNN đã đạt được những kết quả khả quan ban đầu và đang có chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, những kết quả này chưa có sự chuyển biến mạnh mẽ về “chất” trong cơ cấu tổ chức quản lý điều hành, quản lý tài chính, cũng như chất lượng lao động, bộ máy lãnh đạo điề hành, năng suất lao động, hiệu quả hoạt động của DNNN... Nguyên nhân là do một số bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp chưa quyết liệt trong chỉ đạo và triển khai thực hiện việc tái cấu trúc. Ngoài ra, sự “chậm chạp” này còn do nhóm lợi ích vẫn còn muốn giữ DNNN để có thể chi phối. Thêm vào đó “vòng kim cô nhà nước” đang cản trở lớn việc nâng cao đội ngũ nhân lực và chất lượng quản trị tại DNNN hay doanh nghiêp nhà nước chi phối.

Nguyên nhân khách quan là do thị trường tài chính chưa thực sự thuận lợi. Sức ì của các DNNN nhà nước hiện nay vẫn còn quá lớn khiến họ khó khăn trong việc tìm được đối tác chiến lược hoặc đẩy nhanh việc cổ phần hóa một cách hiệu quả.

Hồ Bá Tình

-----------
Khóa học bất động sản IEFA

Nhìn lại những vấn đề kinh tế vĩ mô trong năm 2016

Với tăng trưởng 6,68%, Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2015 đạt mức cao nhất trong vòng 8 năm qua, vượt xa mục tiêu 6,5% đề ra đầu năm của Chính phủ. --------

CafeLand - Với tăng trưởng 6,68%, Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2015 đạt mức cao nhất trong vòng 8 năm qua, vượt xa mục tiêu 6,5% đề ra đầu năm của Chính phủ. Các chỉ số kinh tế vĩ mô như lạm phát, lãi suất và hệ thống ngân hàng khá ổn định. Thị trường bất động sản đã có những bước phục hồi khá ấn tượng. Đó là một dấu hiệu cho thấy nền kinh tế đang có những bước chuyển biến tích cực.

Tuy vậy, nhìn sâu hơn vào bản chất của việc tăng trưởng và các yếu tố nội tại của nền kinh tế xuất hiện không ít quan ngại.

Quan ngại từ Trung Quốc

Theo IMF tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2015 đạt 3,1%. Trong khi đó kinh tế khu vực đồng tiền chung châu Âu (Euro Zone) tiếp tục phục hồi với mức tăng trưởng 1,6%, mức cao nhất từ đầu năm 2011 đến nay. Nền kinh tế lớn nhất thế giới là Hoa Kỳ tăng trưởng 2,1%, thấp hơn so với vài năm qua, nhưng các chỉ số vĩ mô khác của nước này như thâm hụt ngân sách, tỷ lệ thất nghiệp lại đang có chiều hướng tốt dần.

Năm vừa qua, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới là Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng chậm. GDP của Trung Quốc chỉ còn tăng 6,9%, mức thấp nhất kể từ năm 2009 đến nay. Kể từ năm 2010 đến nay tốc độ tăng trưởng GDP của nước này liên tục đi xuống. Các nền kinh tế mới nổi khác như Brazil, Nga trong năm qua tiếp tục tăng trưởng âm.

Năm 2015 là năm đánh dấu sự kiện đồng đô la Mỹ mạnh lên so với hầu hết các đồng tiền khác. Điều này cho thấy nền kinh tế Mỹ đang phục hồi khá mạnh. Việc đồng đô la Mỹ mạnh lên làm cho những quốc gia thực hiện chính sách tỷ giá neo theo đồng đô la Mỹ như Việt Nam bị ảnh hưởng khá lớn. Liên quan đến tiền tệ một sự kiện đáng chú ý là đồng nhân dân tệ (NDT) của Trung Quốc phá giá. Đây cũng là năm đánh dấu sự kiện NDT được đưa vào làm một trong 5 đồng tiền trong rổ tính giá trị của Quyền rút vốn đặc biệt (SDR) của IMF. Điều này cho thấy NDT đang tiến dần tới trở thành một đồng tiền thanh toán quốc tế.

Năm 2015, hầu hết các mặt hàng đều giảm giá do đồng đô la Mỹ mạnh lên và nhu cầu tiêu thụ giảm ở một số nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Brazil và Nga. Đặc biệt giá dầu thô giảm sâu về mức 37 đô la Mỹ /thùng, mức thấp nhất trong hàng chục năm qua. Cùng với đó giá vàng về mức gần 1.000 đô la Mỹ /oz.

Đánh giá về kinh tế toàn cầu năm 2016, nhiều chuyên gia, tổ chức nhận định đây sẽ là năm đầy khó khăn thách thức. Tăng trưởng thương mại toàn cầu đã giảm đi đáng kể và sự sụt giảm của giá nguyên vật liệu thô nên những nền kinh tế phụ thuộc vào chúng sẽ hứng chịu nhiều thử thách. Trong khi đó ngành tài chính tại nhiều quốc gia vẫn đang suy yếu và rủi ro tại các thị trường mới nổi đang tăng lên. Điểm đáng lo ngại là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới là Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng trưởng chậm lại sẽ làm ảnh hưởng chung đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Những điểm sáng của Việt Nam

GDP năm 2015 ước tính tăng 6,68%, mức cao nhất trong vòng 8 năm qua. Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng tăng 9,64%, cao hơn nhiều mức tăng 6,42% của năm trước. Quy mô nền kinh tế năm nay theo giá hiện hành đạt khoảng 4.193 nghìn tỷ đồng. Sự phục hồi mạnh của nền kinh tế trong năm qua chủ yếu đến từ việc phục hồi của khu vực sản xuất công nghiệp. Trong đó, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đã đóng góp rất lớn cho tăng trưởng kinh tế.

Kinh tế năm 2015 tăng cao còn nhờ tỷ lệ đầu tư trong nền kinh tế tăng mạnh. Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội năm 2015 đạt khoảng 1.367 nghìn tỷ đồng, tăng 12% so với năm 2014 và bằng 32,6% GDP. Trong đó đáng chú ý là khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với 318 nghìn tỷ đồng, chiếm 23,3% tổng đầu tư và tăng 19,9% so với năm trước. Điều này cũng cho thấy khu vực FDI đã đóng góp rất lớn cho sự phục hồi của kinh tế Việt Nam.

Xuất nhập khẩu tăng mạnh

Tình hình ngoại thương trong năm qua cũng ghi nhận những yếu tố khá tích cực. Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 162,4 tỷ đô la Mỹ, tăng 8,1% so với năm 2014, và nếu loại trừ yếu tố giá thì kim ngạch xuất khẩu 2015 tăng 12,4%. Điểm đáng chú ý là kim ngạch xuất khẩu khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ước tính đạt khoảng 115 tỷ đô la Mỹ, tăng 13,8% so với năm trước, chiếm tỷ trọng 70,9% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu. Ngược lại, khu vực trong nước ước tính đạt 47,3 tỷ đô la Mỹ, giảm 3,5%. Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm 2015 ước tính đạt 165,6 tỷ đô la Mỹ, tăng 12% so với năm trước. Trong đó đáng chú ý là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 98 tỷ đô la Mỹ, tăng 16,4%; khu vực kinh tế trong nước đạt 67,6 tỷ đô la Mỹ, tăng 6,3%.

Năm 2015 nhập siêu khoảng 3,2 tỷ đô la Mỹ sau 3 năm xuất siêu liên tục. Nhập siêu của Việt Nam chủ yếu đến từ Trung Quốc và Hàn Quốc.

Lạm phát thấp, tăng trưởng tín dụng cao

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2015 tăng 0,6%, bình quân mỗi tháng CPI tăng 0,05%. Đây là mức tăng thấp nhất trong 14 năm trở lại đây. Nguyên nhân khiến CPI tăng thấp là do giá lương thực, nguyên liệu trong nước và trên thế giới đều giảm do nguồn cung dồi dào. Bên cạnh đó, sức tiêu dùng trong nước cũng tăng không đáng kể và tăng trưởng tín dụng, cung tiền không cao khiến cho lạm phát khá ổn định.

Tính đến thời điểm 18/12/2015, tăng trưởng tín dụng đạt khoảng 17% so với thời điểm cuối năm 2014, mức tăng cao nhất kể từ năm 2011. Tín dụng lĩnh vực công nghiệp tăng 44,78%, nông nghiệp nông thôn tăng 10,8%, tín dụng bất động sản tăng khoảng 20%. Mới đây NHNN cho biết tín dụng năm 2015 có thể tăng vượt mức 18%.

Như vậy, tăng trưởng tín dụng năm 2015 đã vượt mục tiêu NHNN đề ra đầu năm. Tuy nhiên, một yếu tố được nhiều người mong chờ là lãi suất giảm đã không diễn ra. Sự biến động của lãi suất đi ngược với xu thế biến động của tình hình lạm phát. Một số phân tích cho rằng, nguyên nhân khiến lãi suất Việt Nam cao là do nợ xấu hiện nay về thực chất vẫn còn quá cao làm cho chi phí thực sự của các ngân hàng lớn. Bên cạnh đó còn do chi phí vận hành của các ngân hàng của Việt Nam đang quá cao do khâu quản trị còn yếu và thiếu sự minh bạch. Bên cạnh đó, với việc tăng trưởng tín dụng vượt trội so với huy động cũng dẫn tới lãi suất vay khó giảm. Với tình trạng hiện nay thì việc giảm lãi suất trong thời gian tới là không dễ dàng.

Thị trường bất động sản phục hồi

Tiếp tục đà phục hồi của năm 2014, thị trường bất động sản khởi sắc ấn tượng trong năm 2015. Rất nhiều dự án bất động sản được khởi công mới hoặc hồi sinh trong năm qua. Theo báo cáo của Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng), tính đến ngày 20/11/2015, tổng giá trị tồn kho bất động sản còn khoảng 53.245 tỉ đồng. So với thời điểm quý 1/2013, giá trị tồn kho đã giảm 75.303 tỉ đồng, tương đương 58%. Tồn kho BĐS giảm mạnh trong thời gian qua là do những diễn biến tích cực của thị trường bất động sản.

Khác với năm trước, năm 2015 ghi nhận phân khúc bất động sản trung và cao cấp nở rộ. Lần đầu tiên trong nhiều năm qua, thị trường xuất hiện hiện tượng “cháy hàng” ở một số dự án cao cấp và có tới hàng nghìn căn được bán ra chỉ riêng trong quý đầu chào bán. Hàng loạt dự án quy mô lớn từng bị trì hoãn trong thời kỳ bất động sản đóng băng như Goldmark City, Sapphire Palace, Gemek Tower ở Hà Nội, Vista Verde, the Park Residence, Le Meridien, City Gate Towers ở TP. HCM đã “bung hàng” trong thời gian qua và thu được nhiều thành công.

Theo ước tính của một số công ty tư vấn bất động sản, các dự án ở các quận nội đô và khu vực lân cận có cơ sở hạ tầng phát triển tiếp tục thu hút khách mua và có xu hướng giữ được mức giá bán cao. Giá bán trung bình căn hộ cao cấp ở Hà Nội và TP.HCM dao động trong khoảng 1.500–1.700 đô la Mỹ/m2, căn hộ trung cấp khoảng 1.000 đô-la Mỹ/m2, còn bình dân khoảng 700 đô-la Mỹ/m2.

Năm vừa qua các đơn vị phát triển bất động sản lớn đang dẫn dắt thị trường. Novaland đã thâu tóm hàng loạt dự án như Galaxy 9, Icon 56, River Gate, Lexington, The Tresor và mới nhất là The Sun Avenue. Trong khi Keppel Land mua một dự án của công ty Tiến Phước với giá 26,7 triệu đô la Mỹ, Tập đoàn Creed đầu tư 600 tỷ đồng vào dự án City Gate Towers. Những tên tuổi hàng đầu khác như Vingroup, Tân Hoàng Minh, Đại Quang Minh, Sun Group và nhân vật mới nổi như FLC đang tạo ra những vị thế vững chắc trên thị trường.

Những thách thức

Bên cạnh những thành công đáng kể, kinh tế Việt Nam cũng đang phải chịu nhiều thách thức trong ngắn hạn lẫn dài hạn. Trong đó, đáng chú ý là nợ xấu, tỷ giá, thâm hụt ngân sách, đầu tư công, nợ công và hiệu năng của bộ máy nhà nước. Nếu những rào cản đó không được nhanh chóng tháo gỡ thì kinh tế Việt Nam khó cất cánh trong dài hạn.

Căng thẳng tỷ giá

Vấn đề đầu tiên phải nhắc là vấn đề điều hành tỷ giá hiện nay đang gặp phải nhiều vấn đề nan giải. Năm 2015 tiền đồng mất giá gần 5% so với đồng đô la Mỹ, vượt mục tiêu cam kết của NHNN là tăng 2% trong năm 2015. Việc tỷ giá tăng có nguyên nhân đến từ bên ngoài là do đồng đô la Mỹ năm vừa qua tăng mạnh so với hầu hết các đồng tiền khác trên thế giới. Bên cạnh đó Trung Quốc cũng phá giá đồng NDT cũng gây áp lực lên việc mất giá của tiền đồng. Nguyên nhân khác đến từ nội tại nền kinh tế Việt Nam. Sự phục hồi của nền kinh tế khiến cho nhu cầu nhập siêu tăng mạnh. Năm 2015 thâm hụt thương mại khoảng 3 tỷ đô la Mỹ, đây là lần đầu tiền trong 4 năm qua Việt Nam nhập siêu. Năm 2015, NHNN đã thực hiện nhiều chính sách tỷ giá quan trọng bằng cách vừa phá giá vừa nới biên độ tỷ giá từ mức +/-1% lên +/-3%.

Một vấn đề khác liên quan đến tỷ giá là trong năm qua NHNN đã giảm lãi suất tiền gửi bằng đô la Mỹ đối với doanh nghiệp và cá nhân đều xuống 0%. Việc giảm lãi suất này nhằm giảm việc tích trữ gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ của người dân và doanh nghiệp để giữ ổn định tỷ giá. Bên cạnh đó vừa qua NHNN cũng buộc phải bán dự trữ ngoại hối để giữ tỷ giá.

Hiện nay việc điều hành tỷ giá của NHNN đang gặp nhiều thách thức. Với việc Trung Quốc sẽ điều hành tỷ giá một cách linh hoạt hơn sẽ ảnh hưởng lớn đến chính sách tỷ giá của Việt Nam. Mới đây NHNN cho biết sẽ áp dụng chính sách điều hành tỷ giá mới trong thời gian tới. Theo đó tỷ giá liên ngân hàng tham chiếu của NHNN sẽ biến động một cách linh hoạt hơn so với trước.

Nợ xấu và tái cấu trúc ngân hàng

Năm 2015 là năm cuối cùng thực hiện đề án tái cấu trúc ngân hàng. Đây cũng là năm mà NHNN mạnh tay hơn trong việc xử lý những ngân hàng yếu kém. Theo đó, có 3 ngân hàng bị mua lại với giá 0 đồng là ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam, OceanBank và GPBank. Lãnh đạo của cả 3 ngân hàng này đều bị khởi tố vì những sai phạm trong cho vay vốn dẫn đến thất thoát tiền của ngân hàng và không thể tự phục hồi.

Ngoài ra, cũng có hàng loạt vụ sáp nhập ngân hàng diễn ra trong năm 2015 như BIDV sáp nhập MHB, VietinBank sáp nhập PGBank, Maritimebank với MDB và Southern Bank nhập về Sacombank. Hầu hết những vụ sáp nhập này nhằm giải cứu những ngân hàng yếu kèm hơn nhằm tránh đổ vỡ hệ thống. Năm 2015 cũng có những diễn biến khá bất ngờ trong hệ thống ngân hàng khi DongAbank, một ngân hàng được xem là khá tốt, bị rơi vào tình trạng kiểm soát đặc biệt và Eximbank bị thanh tra. Đặc biệt, sự kiện đáng chú ý là ông Trầm Bê và gia đình cũng phải ủy quyền toàn bộ cổ phiếu của mình và bên có liên quan tại Southern Bank và Sacombank cho NHNN để khắc phục hậu quả.

Về xử lý nợ xấu, theo báo cáo của NHNN thì tổng số nợ xấu của các ngân hàng về cuối năm về dưới mức 3% như mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, thực tế số nợ xấu này vẫn nằm tại “kho” của VAMC hơn 200.000 tỷ đồng, tương đương khoảng 5% tổng dư nợ. Bên cạnh đó, con số nợ xấu mà các ngân hàng báo cáo cũng thường khác xa so với thực tế. Nợ xấu trong năm qua tạm gác lại với con số báo cáo đẹp, nhưng đây vẫn được xem là một vấn đề hết sức trầm trọng đối với kinh tế Việt Nam. Việc không xử lý nợ xấu một cách triệt để sẽ để lại những hậu quả khó lường đối với nền kinh tế Việt Nam trong dài hạn.

Thâm hụt ngân sách và nợ công

Theo Tổng cục Thống kê, tổng thu ngân sách từ đầu năm đến thời điểm 15/12/2015 ước tính đạt 884,8 nghìn tỷ đồng, bằng 97,1% dự toán năm. Trong khi đó tính đến cùng thời điểm trên, tổng chi ngân sách ước tính đạt 1064,5 nghìn tỷ đồng, bằng 92,8% dự toán năm. Theo con số ước tính thì thâm hụt ngân sách đúng bằng 5% GDP năm 2015. Tuy nhiên, con số chốt sau cùng có thể cao hơn con số này.

Thâm hụt ngân sách trở thành một vấn đề nóng bỏng trong năm 2015 khi nguồn thu đóng góp khá lớn cho ngân sách là đầu thô sụt giảm mạnh bởi giá dầu đang ở mức rất thấp. Trong khi đó,  áp lực chi ngân sách rất lớn bởi nhu cầu đầu tư và chi trả nợ cũ tăng mạnh. Việc vay vốn bù đắp bội chi ngân sách năm 2015 trở thành một vấn đề hết sức nan giải. Huy động vốn từ trái phiếu chính phủ gặp nhiều khó khăn bởi Chính phủ chỉ được phát hành trái phiếu có kỳ hạn 5 năm trở lên và lãi suất bị giới hạn ở mức khá thấp. Để giải bài toán này, Chính phủ buộc phải vay vốn trực tiếp 30.000 tỷ đồng từ NHNN và 2 tỷ đô la Mỹ từ Vietcombank. Bên cạnh đó để có nguồn tiền trả nợ cũ Chính phủ cũng đã lên kế hoạch huy động 3 tỷ đô la Mỹ trái phiếu quốc tế để đảo nợ.

Trong những năm qua tỷ lệ nợ công so với GDP tăng rất nhanh và đang dần trở nên rất rủi ro. Bên cạnh đó cơ cấu chi ngân sách khiến nhiều người lo ngại khi chi thường xuyên chiếm tỷ lệ cao trong chi ngân sách và gánh nặng trả nợ ngày càng tăng lên. Trong khi đó, chi cho đầu tư công thường có hiệu quả rất thấp do suất đầu tư cao, thất thoát và “không đúng nơi đúng chỗ”.  Cơ chế xin-cho phản ánh qua hiện tượng nhiều tỉnh thành làm dự án để xin tiền từ trung ương bất chấp hiệu quả thực sự của nó.

Tái cấu trúc DNNN còn quá nhiều rào cản

Năm 2015 là năm cuối trong việc thực hiện Đề án 929 về tái cơ cấu DNNN. Vì vậy, trong năm vừa qua, Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt việc tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước bằng cách đẩy mạnh việc thoái vốn và cổ phần hóa các tổng công ty và tập đoàn.

Kết quả công bố mới đây cho thấy từ năm 2011 đến ngày 10/11/2015 cả nước đã sắp xếp được 471 doanh nghiệp, đạt 90% kế hoạch. Quá trình tái cơ cấu DNNN đã đạt được những kết quả khả quan ban đầu và đang có chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, những kết quả này chưa có sự chuyển biến mạnh mẽ về “chất” trong cơ cấu tổ chức quản lý điều hành, quản lý tài chính, cũng như chất lượng lao động, bộ máy lãnh đạo điề hành, năng suất lao động, hiệu quả hoạt động của DNNN... Nguyên nhân là do một số bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp chưa quyết liệt trong chỉ đạo và triển khai thực hiện việc tái cấu trúc. Ngoài ra, sự “chậm chạp” này còn do nhóm lợi ích vẫn còn muốn giữ DNNN để có thể chi phối. Thêm vào đó “vòng kim cô nhà nước” đang cản trở lớn việc nâng cao đội ngũ nhân lực và chất lượng quản trị tại DNNN hay doanh nghiêp nhà nước chi phối.

Nguyên nhân khách quan là do thị trường tài chính chưa thực sự thuận lợi. Sức ì của các DNNN nhà nước hiện nay vẫn còn quá lớn khiến họ khó khăn trong việc tìm được đối tác chiến lược hoặc đẩy nhanh việc cổ phần hóa một cách hiệu quả.

Hồ Bá Tình

-----------
Khóa học bất động sản IEFA
                                                                                 Trường Kinh tế - Tài chính và Bất động sản IEFA

Có nên mua nhà làm của để dành?

Đôi khi người ta nhịn ăn, nhịn xài để có thể tiết kiệm tiền mua nhà cho con hoặc dành khoản tiền cho con đi du học. Nhưng cũng có ý kiến khác,“đời cua cua máy, đời cáy cáy đào”. Vậy có cần đến một khoản, gọi là của để dành hay không? ---------

Đôi khi người ta nhịn ăn, nhịn xài để có thể tiết kiệm tiền mua nhà cho con hoặc dành khoản tiền cho con đi du học. Nhưng cũng có ý kiến khác,“đời cua cua máy, đời cáy cáy đào”. Vậy có cần đến một khoản, gọi là của để dành hay không?

1

Trưa qua, tôi vừa gặp một chị bạn đồng nghiệp. Chị kêu đi ăn cơm cùng cậu con trai của chị, trước khi chàng trai trẻ trở lại Malaysia học nốt chương trình đại học. Ở lứa tuổi ngoài 50, chị bạn tôi vẫn vô cùng trẻ trung và yêu đời.

Trong bữa ăn, chị khoe vừa mua được căn hộ tại quận 2, đã trả góp tới 30% rồi. Căn hộ ấy là khoản tiền ky cóp của chị - một công chức sống đúng bằng nghề theo nghĩa tích cực nhất sau 30 năm đi làm. Và hợp đồng căn hộ, chị để cho cậu con trai đứng tên. “Thằng bé đã 21 tuổi rồi. Sau này mình muốn con trai khi xây dựng gia đình sẽ có nhà để ở”. “Sao nhìn xa quá vậy chị?”. “Biết làm sao được. Vì sự ‘nhìn xa’ ấy mà giờ mới yên ổn đó!”.

Theo cách giải thích của chị bạn, còn trẻ khoẻ đi làm kiếm tiền, thì rất cần tiết kiệm để mua nhà cho con. Sau này về già, sự chênh lệch nhịp sinh hoạt của các thế hệ sẽ không đẩy lên thành mâu thuẫn.

Ở chung bao giờ cũng kéo theo sự phức tạp. Đặc biệt là mối quan hệ giữa mẹ chồng và nàng dâu, thậm chí là mẹ đẻ và con trai. Bao nhiêu gia đình đã mệt mỏi khi con trai cưới vợ, chỉ được một thời gian yên cửa ấm nhà, còn lại thì xào xáo đến mức không chịu nổi.

Cứ ra đụng vào chạm, rồi tới khi mấy đứa cháu chào đời lại càng thêm căng thẳng do cách chăm sóc con cháu khác nhau. Bởi vậy, nói ra thì ai cũng mắc cười, nhưng thực ra mua nhà cho con, mà lại vì chuyện tự do vui vẻ của mình.

Thêm lý do nữa, chị bạn tôi cho biết, tiết kiệm tiền mua nhà, dù mang danh nghĩa vì con, cũng là cách có một khoản tiền nếu sau này cần tới. Trong cuộc sống có bao nhiêu chuyện bất trắc, sinh lão bệnh tử chả mấy hồi. Nếu không tích cóp, thì khi hữu sự, biết lấy đâu ra tiền để trang trải cuộc sống. Hơn thế, ở thời này không dám ăn uống gì nhiều. Tuổi cũng không còn trẻ, thì ăn nhiều sợ nhiễm đủ các bệnh. Tiền ăn đã không tốn mấy, tiền xài thì cũng chẳng cần gì nhiều.

Trước đây, mỗi tuần đi mua sắm quần áo, giày dép, túi xách cũng hao ví lắm, còn bây giờ đồ để chật mấy cái tủ, giày dép để chật cầu thang, túi xách mắc tiền ra đường là đích ngắm của của tụi cướp. Vậy thì tiền bạc kiếm ra được để làm gì, mỗi ngày một chút, góp tiền mua căn hộ cho thế hệ sau, chẳng phải là việc có ích lắm sao?!

2

Nhưng khác với suy nghĩ của chị bạn tôi, anh Tâm - ông chủ bán phở khá đông khách tại trung tâm Sài Gòn lại cho rằng cần phải sống có chất lượng hơn nữa. Anh Tâm có 2 người con: cậu con trai tốt nghiệp đại học đã đi làm, còn cô con gái đang học lớp 10. Với các con, anh Tâm đều đầu tư giống nhau về chuyện học tập, đặc biệt là ngoại ngữ.

Ở Sài Gòn có trung tâm dạy tiếng Anh, tiếng Hoa, tiếng Nhật nào tốt nhất, anh Tâm chọn cho các con mình. Các con anh đều giỏi mấy ngoại ngữ từ khi còn rất nhỏ.

Trong khi người ra rất muốn con cái học trường quốc tế để khỏi vác những chiếc cặp nặng trĩu cùng các bài tập về nhà, thì anh Tâm vẫn giữ quan điểm muốn con mình học trường công để thi đậu đại học trong nước. Tốt nghiệp đại học trong nước rồi, thì các con đều phải cố gắng kiếm học bổng để đi du học. Từ giai đoạn này rồi, con cái cần phải tự lập để lo cho cuộc sống cá nhân, và cũng tự chịu mọi trách nhiệm với cuộc đời mình.

Trong khi đó, vợ chồng anh Tâm vẫn hàng ngày kiếm sống bằng tiệm phở, và đi du lịch khắp nơi trong và ngoài nước. Anh Tâm nói, tài sản anh dành cho con là cái chữ và sự độc lập trong cuộc sống. Căn nhà hiện đang ở, sau này sẽ được để lại cho các con làm nơi thờ tự cũng như tập trung làm giỗ quải của dòng họ. Các con anh ra đời tự kiếm việc làm, tự kiếm tiền để mua nhà xây dựng cuộc sống riêng. Nếu cần sự hỗ trợ của ba mẹ, thì anh chỉ giúp đỡ phần nào, chứ không được ỉ lại, mất hết đi sự cố gắng.

Của để dành cho thế hệ sau, thường được nhìn thấy bằng tài sản nhà đất. Nhưng cũng có quan niệm hiện đại và khác biệt như anh Tâm, tạo nên sự phong phú màu sắc trong cuộc sống. Tuỳ theo từng hoàn cảnh gia đình, mà “của để dành” đó là vật chất hay tinh thần. Bởi điều quý nhất mà cha mẹ cho chúng ta, chính là sự sống trên đời này.

Đinh Thu Hiền (Đầu tư Bất động sản)

------------------
Khóa học bất động sản IEFA
                                                                                    Trường Kinh tế - Tài chính và Bất động sản IEFA

Mua nhà có phải liền tay?

“Cưới vợ phải cưới liền tay”. Nhưng với việc mua hay bán một căn nhà thì sự gấp gáp thường mang lại những điều bực bội và đôi khi hệ luỵ còn kéo dài mãi. ------

“Cưới vợ phải cưới liền tay”. Nhưng với việc mua hay bán một căn nhà thì sự gấp gáp thường mang lại những điều bực bội và đôi khi hệ luỵ còn kéo dài mãi.

Trong chuyện mua bán nhà, thật sự bạn rất cần một luật sư tư vấn mọi giấy tờ cho mình.

1

Chị Lan có một căn hộ đang thế chấp tại ngân hàng. Sau đó, vì muốn mua nhà ngay trong trung tâm tiện cho công việc làm ăn nên chị muốn bán thật nhanh căn hộ ấy. Cũng như có cái duyên đưa đẩy, người mua căn hộ của chị lại là cô em đã từng quen biết gia đình trước đây. Cô em ấy cũng có nhu cầu vay ngân hàng sau khi đã sang tên căn hộ, nên mọi việc diễn ra nhanh, quyết định của các bên khá phù hợp nhau, trên tinh thần hỗ trợ và vui vẻ. Họ mua bán nhà, mà tặng nhau bao nhiêu lời hoa mỹ và cám ơn tràn ngập Facebook. Việc này khiến người bạn giới thiệu, dù tất nhiên chẳng cầm 1 đồng bạc cám ơn nào, cũng thấy vui vẻ vô cùng.

Ngay sau đó, toàn bộ số tiền thế chấp căn hộ của chị Lan đã được người mua trả tiền mặt để lấy sổ ra đi sang tên. Ban đầu, tình cảm của người bán và người mua khăng khít và gắn bó. Nhưng có vài việc khiến cả 2 bên dần dần không hiểu nhau dẫn đến mâu thuẫn trầm trọng. Chị Lan kể rằng: “Cô ấy đã nói dối mình. Cô ấy cứ giục, chị ơi đi công chứng nhà nhé. Khi mình hỏi em đã có giấy đồng ý cho vay của ngân hàng chưa, thì cô trả lời rằng, có rồi chị ạ. Nhưng thực ra vẫn chưa có tờ giấy đó. Mà nếu chưa có, thì tất nhiên mình không thể đi công chứng ngân hàng được!”. Về phía người mua, thì nước mắt ngắn lẫn nước mắt dài cho biết: “Số tiền hơn 2 tỷ đồng chị ấy vay ngân hàng, vợ chồng em đã trả rồi. Giờ sổ hồng chị Lan giữ, tụi em chỉ có tờ giấy viết tay đặt cọc khoản tiền ấy. Mà chẳng hiểu sao chị ấy lại cứ chần chừ không đi công chứng mua bán. Nếu chị ấy thay lòng đổi dạ, vợ chồng em biết phải làm sao!”.

Gần 2 tháng trôi qua, rồi mọi việc cũng đi vào chung kết. Ngân hàng đã đồng ý chấp thuận cho người mua vay khoản tiền thậm chí còn lớn hơn khoản tiền mà họ còn thiếu khi đi mua căn hộ của chị Lan. Ngày đi công chứng, hai người đàn bà - người bán và người mua hậm hực nhau, gần như không thèm nhìn mặt. Chị Lan độc thân, nên chị nói rất cần phải chắc chắn mọi thứ. Nếu không tiền bạc làm ra sẽ đổ xuống sông xuống biển. Còn phía bên mua thì sầu não, than rằng đã từng quen biết mà sao chị Lan lại “chắc như bắp” đến vậy. Thậm chí cô còn “tố” người bán cầm hết cả hoá đơn chính để nhận giấy tờ nhà. Hai bên nói qua nói lại, khiến những người ở giữa vô cùng khó xử, bởi thấy bên nào cũng có cái lý của riêng mình. Chị Lan cuối cùng đã lấy được tiền để hoàn thành việc mua nhà mới. Vợ chồng cô bé kia cuối cùng đã mua được căn hộ như ý, lại vay được thêm khoản tiền làm ăn bằng chính việc thế chấp sổ căn hộ vừa mua. Nói chung 2 bên đã đầu xuôi đuôi lọt, vậy mà những trục trặc trong suốt quá trình mua bán khiến họ không những không đến gần nhau, mà còn đẩy nhau xa xôi tít mù!
2
Đã có nhiều vụ việc người bán lừa người mua nhà, và ngược lại, người mua lừa người bán nhà. Mỗi vụ việc đều có chi tiết rất khác nhau, khiến khá nhiều người dù đã ở tuổi “hai thứ tóc” mà vẫn bị mắc những sai lầm trầm trọng. Vậy nên người xưa mới nói: “Không có dại nào giống cái dại nào”.

Chị bạn tôi đi mua một căn nhà giá rẻ trong hẻm. Tưởng mua được giá hời, ai dè sau khi đặt cọc kha khá tiền rồi, thì phát hiện người bán cũng bán “thêm” cho một người mua khác nữa. Trường hợp ngược lại, có người bán lại bị mắc lừa người mua, khi tin tưởng công chứng mua bán căn nhà của mình cho người mua, để họ làm thủ tục vay ngân hàng. Nhưng ngờ đâu người mua lại dùng chính hợp đồng mua bán ấy để lừa một người mua cả tin khác.

Trong chuyện mua bán nhà, thật sự bạn rất cần một luật sư tư vấn mọi giấy tờ cho mình. Đừng tiếc “con săn sắt” mà thả đi mất “con cá rô”. Bởi trên đời này, không việc gì là không thể xảy ra!

Đinh Thu Hiền (Đầu tư Bất động sản)

-------
Khóa học bất động sản IEFA
                                                                                      Trường Kinh tế - Tài chính và Bất động sản IEFA

2016-2017 - Giai đoạn khó cho dân đầu cơ bất động sản!?

Từ giữa năm 2016 đến năm 2017, thị trường bất động sản sẽ chứng kiến lượng căn hộ hoàn thành bàn giao ồ ạt, giới đầu cơ, kinh doanh thứ cấp sẽ đối mặt với áp lực rất lớn: Hoặc bán đi bằng mọi giá hoặc ôm thêm nợ thanh toán 25% số tiền còn lại để chờ cơ hội thoát hàng. ------------

Từ giữa năm 2016 đến năm 2017, thị trường bất động sản sẽ chứng kiến lượng căn hộ hoàn thành bàn giao ồ ạt, song song đó thì lượng cung mới của hàng loạt dự án trong giai đoạn đầu khởi công tiếp tục được tung ra. Khi đó giới đầu cơ, kinh doanh thứ cấp sẽ đối mặt với áp lực rất lớn: Hoặc bán đi bằng mọi giá hoặc ôm thêm nợ thanh toán 25% số tiền còn lại để chờ cơ hội thoát hàng.

Kể từ sau khi thị trường bất động sản rơi vào trạng thái đóng băng từ cuối năm 2007, chưa bao giờ hoạt động mua bán nhà đất, căn hộ lại sôi nổi như hiện nay. Hàng loạt lời mời chào rất hấp dẫn cho những ai có nhu cầu thật để sở hữu nhà cho đến việc đánh vào đối tượng đầu tư, đầu cơ đang tăng dần về mặt số lượng. Và hiện tượng mua sỉ nhằm đầu cơ, đầu tư bất động sản theo đó cũng đang xuất hiện với quy mô nở rộng.

Chẳng hạn vào ngày 27/12/2015, tại buổi lễ công bố dự án Diamond Lotus Lake View do Tập đoàn Phúc Khang làm chủ đầu tư, một triệu phú trẻ người Singapore là Adam Khoo tuyên bố mua sỉ khoảng 100 căn hộ. Thương vụ này được ông lý giải đầu tư làm căn hộ dịch vụ cho thuê vì tiềm năng của thị trường này còn rất lớn.

Thông tin gần đây cho biết, tại dự án City Gate Tower do CTCP Đầu tư Năm Bảy Bảy (NBB) làm chủ đầu tư tọa lạc trên đại lộ Võ Văn Kiệt (quận 8), trong tổng số 1,050 sản phẩm tiêu thụ được trong năm 2015 có 15 khách hàng mua một lúc 3-4 căn, 35% là giao dịch một người mua 2 căn. Cá biệt có một doanh nhân ngụ quận Bình Tân đã mua 8 sản phẩm.

Bản chất của việc đầu cơ là hưởng lợi từ chênh lệch giá bán và dễ dàng kiếm lời nhanh chóng. Với những nhà đầu cơ, kinh doanh thứ cấp có tiềm lực tài chính mạnh thì không khó khăn gì trong việc trả phần tiền còn lại cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ là phần lớn giới đầu cơ lại sử dụng đòn bẩy tài chính quá lớn. Thống kê của Hiệp hội bất động sản Tp.HCM (HoREA) cho thấy, trong năm 2015, tại TPHCM, số lượng nhà đầu tư, kinh doanh thứ cấp tăng 15%, gấp 3 lần so với năm 2014 và đáng chú ý các đối tượng này sử dụng vốn vay chiếm 70-80% giá trị hợp đồng (trong số đó có người vay ngoài xã hội với lãi suất cao).

Khi đó, rủi may đa số giới đầu cơ gặp trục trặc về tài chính dẫn đến không đóng tiền đúng theo tiến độ ghi trong hợp đồng có thể khiến chủ đầu tư rơi vào thế bị động về dòng tiền. Doanh nghiệp có thể mệt mỏi trong vấn đề đòi nợ, ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh, thậm chí chậm triển khai dự án khác, từ đó tất nhiên ảnh hưởng lan rộng lên toàn thị trường bất động sản. Rủi ro này là hoàn toàn có thật, bởi nó đã từng xảy ra trong quá khứ, khi bất động sản nóng sốt vào năm 2007.

Hiện nay, một số thông tin rao bán căn hộ đã mua sỉ bắt đầu tăng dần về mật độ trên các trang mua bán bất động sản online. Người mua nhà dễ bắt gặp thông tin rao bán với mô tả “góp vốn mua sỉ căn hộ, nhưng giờ đầu tư sang ngành khác nên bán gấp một số căn giá tốt để thu hồi vốn”. Đơn cử như dự án Masteri Thảo Điền giờ đầy rất nhiều người bán rao tin chuyển nhượng số lượng từ 3 căn đến 10 căn hộ với mục đích thu hồi vốn. Thậm chí như tại căn hộ Green Valley (Phú Mỹ Hưng) được rao bán nhiều khẩu hiệu như “bán cắt lỗ” hay “vỡ nợ cần bán gấp”…

Cũng không loại trừ khả năng đây là chiêu trò để hút khách của môi giới. Song nếu nhìn lại những thống kê của HoREA đã đưa ra bên trên thì rõ ràng là có cơ sở khi mà các căn hộ thuộc hai dự án trên sẽ được bàn giao trong quý 3/2016 này, đồng nghĩa với việc giới đầu cơ hoặc phải chuyển nhượng cho người khác hoặc đóng 25% phần tiền còn lại cho chủ đầu tư trong khi vẫn đang chịu vốn vay khá nặng.

Ông Nguyễn Vĩnh Trân – Giám đốc điều hành Quỹ Đầu tư Jen (Jen Capital) cho biết, trong năm 2016 (6 tháng tới), khoảng vài chục nghìn căn hộ đã được mua từ năm 2013-2014 sắp sửa hoàn thành và bàn giao. Khi đó mới biết được bao nhiêu người mua căn hộ thực sự trả hết 25% số tiền còn lại để nhận căn hộ. Đây cũng là thời điểm để nhận biết được tình trạng đầu cơ trên thị trường BĐS như thế nào và qua đó đánh giá sức khỏe, tính bền vững của thị trường bất động sản.

Ông Nguyễn Vũ Bảo Hoàng, Tổng Giám đốc Thuduc House (TDH) cho biết phân khúc bất động sản cao cấp có thể bão hòa trong 2-3 năm tới. Nguyên nhân xuất phát từ tình trạng đầu cơ, kinh doanh thứ cấp diễn ra nhiều ở các dự án cao cấp, một số nhà đầu tư thứ cấp mua 2-3 căn, có khi cả sàn hoặc 2-3 sàn. Bởi vào cuối năm 2016 đến 2017 là thời điểm giao nhà rất lớn của hàng loạt dự án, khi đó chủ đầu tư và giới đầu cơ sẽ phải “dội” lại một lần nữa trong khâu bán hàng. Và đây sẽ là rủi ro cho thị trường bất động sản nói chung và cho ngân hàng nói riêng.

Người bán thì có người mua, nhưng chủ đầu tư thì phải có tâm và quản lý nhà nước hoặc ngân hàng phải có chế tài trước tình trạng này. Bởi nếu chủ đầu tư bán cho khách lẻ 1,000 USD/m2 nhưng khách mua sỉ chỉ 700 USD/m2 cho cả sàn thì đồng nghĩa với việc xuất hiện tình trạng mua, ghim giá đầu cơ và tạo lập thị trường.

“Nhưng mà thị trường nào thì rồi cũng sẽ tới lúc dành cho nhu cầu thực, những cái thuộc về “ảo” sẽ không bền vững và ảnh hưởng đến kinh tế, vĩ mô…”, ông Hoàng kết luận.

Có vẻ như trong thời gian sắp tới là giai đoạn thực sự khó khăn của giới đầu cơ, kinh doanh bất động sản thứ cấp…


Khóa học bất động sản IEFA

2016 - Nhận diện cơ hội mới trên thị trường bất động sản

Năm 2015 là năm kết thúc giai đoạn tích tụ “bong bóng” và “xì hơi bong bóng” của thị trường bất động sản Việt Nam với nhiều dấu hiệu tích cực về giao dịch, chuyển dịch giữa các phân khúc, giải quyết tồn kho, tốc độ giải ngân gói 30.000 tỷ đồng, tín dụng bất động sản… ----

Năm 2015 là năm kết thúc giai đoạn tích tụ “bong bóng” và “xì hơi bong bóng” của thị trường bất động sản Việt Nam với nhiều dấu hiệu tích cực về giao dịch, chuyển dịch giữa các phân khúc, giải quyết tồn kho, tốc độ giải ngân gói 30.000 tỷ đồng, tín dụng bất động sản…

Những dự án giao thông “đình đám” sẽ hoàn thành năm 2016

Tóm tắt

Dự kiến trong năm 2016, một số dự án trọng điểm ở khu trung tâm thành phố sẽ được mở bán với mức giá trên 140 triệu đồng/m². Vậy là sau 7 năm trầm lắng, cuối cùng các chủ đầu tư đã lấy lại tự tin trong việc phát triển các dự án cao cấp và hạng sang.

Tuy nhiên, theo ý kiến từ các chuyên gia kinh tế, bên cạnh những cơ hội lớn trên, thị trường vẫn phải đối mặt những thách thức không nhỏ.

Nhiều chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước đều có chung nhận định rằng thị trường bất động sản Việt Nam trong năm 2016 sẽ tiếp tục có nhiều yếu tố thuận lợi để phát triển, nhất là tác động từ làn gió mới chính sách, các hiệp định thương mại tự do được ký kết, có hiệu lực…

Còn theo một báo cáo của Quỹ đầu tư VinaCapital, năm 2016 đánh dấu cho giai đoạn bùng nổ của thị trường, sau khi chấm dứt giai đoạn phục hồi từ giữa năm 2014 đến cuối năm vừa qua.

Có thể nói, sự phục hồi của thị trường bất động sản năm qua thể hiện trên mọi phân khúc. Nguyên nhân giúp thị trường hồi phục, ngoài nhờ chuyển biến tích cực của kinh tế vĩ mô, không thể không kể đến tác động từ các chính sách hỗ trợ, cũng như tạo hành lang pháp lý thông thoáng cho thị trường phát triển.

"Thành công lớn nhất giúp cho thị trường BĐS của chúng ta nhanh chóng thoát đáy chính là vào đầu năm 2013, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 01, tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, trong đó có lĩnh vực bất động sản.

Để thực hiện Nghị quyết 01/2013, nhiều chính sách hỗ trợ thị trường bất động sản đã được các bộ, ngành ban hành, như gói 30.000 tỷ đồng, cho phép chia nhỏ căn hộ, thay đổi công năng của dự án từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội…", ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS Tp.HCM, nhận định trong cuộc trao đổi với chung tôi trong ngày mùng 2 Tết nguyên đán.

Trao đổi với chúng tôi dịp đầu Xuân Bính Thân, GS. Đặng Hùng Võ nhận định thị trường BĐS 2015 đã có sự khởi sắc, sức nóng trên thị trường đến từ cú hích gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng, tập trung phân khúc nhà ở giá thấp. Với đà khởi sắc này thị trường năm 2016, điểm nóng sẽ tập trung phân khúc nhà ở trung và cao cấp, mang lại sự phát triển bền vững cho thị trường.

Dưới góc nhìn của một nhà tư vấn nước ngoài, ông Stephen Wyatt, Tổng giám đốc Công ty Jones Lang LaSalle Vietnam cho biết, thị trường BĐS Việt Nam đã qua thời kỳ suy thoái, bước vào giai đoạn phát triển và niềm tin thị trường đã trở lại, giá bất động sản tại Tp. HCM hay Hà Nội đã bắt đầu tăng trở lại. Đây là yếu tố để thúc đẩy nhà đầu tư ngoại tham gia vào thị trường thông qua các hoạt động mua bán - sáp nhập hoặc chuyển nhượng dự án.

Cùng quan điểm trên, GS. Võ cho biết thêm hoạt động mua bán, chuyển nhượng dự án sẽ trở nên sôi động hơn trong năm 2016 khi nhiều chủ đầu tư dự án hiện đang thiếu vốn, không biết tìm vốn ở đâu, buộc họ phải chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án. Các nhà đầu tư mạnh về năng lực tài chính sẽ có cơ hội sở hữu các dự án tiềm năng với giá cả hợp lý.

Cũng theo GS. Võ việc gia tăng giao dịch, chuyển nhượng dự án nhiều là biểu hiện của một thị trường tốt. Vấn đề là Nhà nước phải đảm bảo để không xảy ra rủi ro trong mọi giao dịch. Hoạt động chuyển nhượng càng nhiều, nguồn thu thuế càng tăng sẽ tốt cho nguồn thu ngân sách.

Và hoạt động mua bán, chuyển nhượng dự án BĐS còn góp phần thanh lọc, giúp thị trường dần trở nên chuyên nghiệp hơn với những chủ đầu tư có đủ năng lực cạnh tranh. Đó là xu hướng mua bán, chuyển nhượng dự án BĐS trong năm 2016.

Nhận định về triển vọng thị trường, bà Dương Thùy Dung, Giám đốc Bộ phận Nghiên cứu và Tư vấn thuộc công ty CBRE Việt Nam, cho biết mặc dù giá cao, các dự án vẫn đang được tiêu thụ nhanh và các hoạt động mở bán vẫn diễn ra nhộn nhịp, điều đó chứng tỏ thị trường đã bước vào một chu kỳ mới.

Theo đó, dự kiến trong năm 2016, một số dự án trọng điểm ở khu trung tâm thành phố sẽ được mở bán với mức giá trên 140 triệu đồng/m². Vậy là sau 7 năm trầm lắng, cuối cùng các chủ đầu tư đã lấy lại tự tin trong việc phát triển các dự án cao cấp và hạng sang.

Tuy nhiên, không nên bỏ qua phân khúc bình dân “chất lượng cao” và trung cấp, vì đây chính là nhu cầu thực của người mua để ở. Trong năm 2016, dự kiến sẽ chào đón hơn 45.000 căn hộ từ 90 dự án thuộc mọi phân khúc trên khắp Tp.HCM.

Ông Bùi Cao Nhật Quân, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Novaland, cho biết ngay những tháng đầu năm 2016, Novaland sẽ đưa ra thị trường nhiều dự án quy mô lớn. Còn ông Nguyễn Đình Trung, Chủ tịch Tập đoàn Hưng Thịnh, cho biết dự kiến trong năm nay, đơn vị này sẽ tung ra thị trường khoảng 6.000 sản phẩm nhà.

Tương tự, trong năm 2016, Công ty Him Lam sẽ cung cấp ra thị trường khoảng 2.000 căn hộ với giá từ 1 - 1,5 tỷ đồng/căn. Công ty Phát triển nhà Thủ Đức sẽ “trưng” ra thị trường ngay từ đầu quý 1/2016 một loạt dự án mới, tập trung tại quận 9 và Thủ Đức. Công ty Bất động sản An Gia cũng “bắt tay” với Công ty Địa ốc Phát Đạt để tái khởi động dự án The Everich 2 (quận 7), tung ra thị trường gần 5.000 căn hộ cao cấp…

Tuy nhiên, theo ý kiến từ các chuyên gia kinh tế, bên cạnh những cơ hội lớn trên, thị trường vẫn phải đối mặt những thách thức không nhỏ. Đó là, nền kinh tế phát triển quá nóng dẫn đến khả năng kiếm tiền nhanh, nhiều và mua BĐS như là phương thức bảo toàn giá trị nguồn tiền kiếm được. Nhà nước buông lỏng chính sách tài khóa, tín dụng dẫn đến tình trạng ngân hàng thương mại cho vay dễ dãi và không kiểm soát được dòng tiền.

Đặc biệt, sự phát triển lệch pha của thị trường, cùng với sự gia tăng rất lớn nhà đầu tư, kinh doanh thứ cấp, đi đôi với tình trạng tăng giá bất hợp lý, sẽ dẫn tới sự xuất hiện của những nhà đầu cơ chuyên nghiệp tạo các đợt sóng liên tục, gây bất ổn thị trường.

Đăng Khải

Theo Trí thức trẻ
--------
Khóa học bất động sản IEFA
                                                                                        Trường Kinh tế - Tài chính và Bất động sản IEFA

Môi giới bất động sản phải chịu trách nhiệm nếu dự án đổ bể

Ông Nguyễn Văn Đính, Tổng thư ký Hội Môi môi giới bất động sản Việt Nam cho rằng, quy định chặt chẽ trong việc cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản tại Thông tư số 11/2015/TT-BXD của Bộ Xây dựng sẽ giúp giảm bớt những thua thiệt cho người mua nhà. ------

Ông Nguyễn Văn Đính, Tổng thư ký Hội Môi môi giới bất động sản Việt Nam cho rằng, quy định chặt chẽ trong việc cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản tại Thông tư số 11/2015/TT-BXD của Bộ Xây dựng sẽ giúp giảm bớt những thua thiệt cho người mua nhà.

Thông tư số 11/2015/TT-BXD có hiệu lực từ ngày 16/2/2016 quy định, người hành nghề môi giới bất động sản phải có chứng chỉ nghề nghiệp do Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp. Theo ông, yêu cầu này có gây khó khăn cho những người đang hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản không?

Theo thống kê sơ bộ, trong những năm trước đây đã có khoảng 30.000 chứng chỉ môi giới bất động sản được cấp theo Luật Kinh doanh bất động sản 2006. Tuy nhiên, trong những năm thị trường bất động sản đóng băng, số môi giới còn “bám trụ” lại với nghề chỉ còn gần một nửa số này. Với những người này, hiện tại chưa có gì ảnh hưởng, vì theo Thông tư số 11/2015/TT-BXD, chứng chỉ hành nghề trước đây tiếp tục có giá trị trong vòng 5 năm kể từ ngày Luật Kinh doanh bất động sản 2015 có hiệu lực (1/7/2015).

Trước mắt, chỉ có những người bước vào nghề môi giới bất động sản ở thời điểm này mới phải tham gia sát hạch để có chứng chỉ. Việc sát hạch theo quy định hiện nay tương đối kỹ lưỡng để đảm bảo những người được cấp chứng chỉ có đủ khả năng hành nghề trong thực tế và hạn chế những rủi ro cho các bên tham gia giao dịch. Tôi cho rằng, đây là điều cần thiết.

Quan điểm của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam về trách nhiệm của người môi giới bất động sản như thế nào?

Chúng tôi ủng hộ việc quản lý chặt chẽ trong cấp chứng chỉ hành nghề cho người làm nghề  môi giới bất động sản, vì những người này tham gia thúc đẩy, dẫn dắt các bên liên quan, gồm chủ đầu tư, khách hàng, ngân hàng… vào những giao dịch quan trọng, có thể gây ra những hậu quả lớn nếu thông tin về bất động sản mà môi giới đưa ra không chính xác, pháp lý về bất động sản không đảm bảo…

Đồng thời, cần phải có chế tài với hành vi của nhà môi giới, tránh những trường hợp như trước đây có các hoạt động môi giới đưa khách hàng vào các dự án “ma” gây thiệt hại lớn cho người mua bất động sản, mà nguyên nhân lớn do môi giới đưa đẩy người ta vào. Thực tế hiện nay, khi xét xử các vụ án liên quan đến bất động sản, chỉ xử lý đến chủ đầu tư, chứ những người tham gia, dẫn dắt khách hàng là người môi giới thì chưa có chế tài xử lý.

Hội Môi giới bất động sản Việt Nam có tham gia vào quá trình đào tạo, bồi dưỡng và sát hạch cấp chứng chỉ môi giới bất động sản không, thưa ông?

Trước mắt, chúng tôi đã tổ chức các khóa đào tạo cho các hội viên, tổ chức sát hạch và cấp chứng chỉ cho các hội viên với tư cách là hội nghề nghiệp. Hiện tại, Bộ Xây dựng cũng chưa có bộ đề thi cụ thể, mà trong Thông tư số 11/2015/TT-BXD giao Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức sát hạch và cấp chứng chỉ.

Theo tôi, trong quá trình tổ chức bồi dưỡng kiến thức và sát hạch, cần có sự tham gia của các tổ chức hội nghề nghiệp có liên quan để đảm bảo chất lượng và khả năng hành nghề của các nhân viên môi giới trong thực tiễn.

Ngoài vấn đề chứng chỉ hành nghề, môi giới bất động sản còn phải đối mặt với những vấn đề nào của thị trường bất động sản năm 2016?

Theo tôi, mức độ cạnh tranh của người làm nghề môi giới năm 2016 sẽ gay gắt hơn. Nếu như năm 2015, các sàn giao dịch và những người tham gia môi giới bất động sản đã có một năm khá thuận lợi khi nguồn cầu tăng nhanh do bị “dồn nén” trong các năm thị trường đóng băng, thì năm 2016, nguồn cầu này sẽ tăng chậm lại, trong khi nguồn cung tại các dự án mới khởi động trong năm 2015 lại tăng nhanh.

Một vấn đề nữa là từ cuối năm 2015, Việt Nam đã tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), cho phép những nhà môi giới của các nước cùng tham gia hoạt động môi giới bất động sản tại Việt Nam. Sự kiện này có thể khiến thị phần của các đơn vị môi giới trong nước bị thu hẹp, nhưng nó cũng mở ra những cơ hội mới cho những nhà môi giới đủ năng lực vươn ra thị trường khu vực.

Tóm lại, người mua nhà sẽ ngày càng khó tính hơn, chọn lựa kỹ lưỡng hơn, trong khi các chủ đầu tư cũng ngày càng chặt chẽ hơn trong chính sách bán hàng, nhằm hạn chế lượng khách hàng “ảo” tham gia các giao dịch. Trên bình diện chung, tôi cho rằng, thị trường đang phát triển tốt. Sự cạnh tranh ở trên tất cả các phương diện của thị trường, trong đó có hoạt động của các nhà môi giới bất động sản, đều có ý nghĩa thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển và minh bạch hơn.

Quang Hưng

------
Khóa học bất động sản IEFA
                                                                                        Trường Kinh tế - Tài chính và Bất động sản IEFA

Doanh nghiệp bất động sản nên làm gì khi Ngân hàng thắt chặt tín dụng?

Trong các lĩnh vực đầu tư, bất động sản luôn “ngốn” nhiều vốn từ các ngân hàng thương mại, trong khi đó, vốn chủ sở hữu quá ít. Do đó, khi hệ thống ngân hàng “nhất cử nhất động” với các giải pháp giảm nợ xấu, lĩnh vực bất động sản sẽ bị tác động rất lớn, nếu như không muốn nói là tình trạng “đóng băng” có khả năng quay trở lại. -----

Trong các lĩnh vực đầu tư, bất động sản luôn “ngốn” nhiều vốn từ các ngân hàng thương mại, trong khi đó, vốn chủ sở hữu quá ít. Do đó, khi hệ thống ngân hàng “nhất cử nhất động” với các giải pháp giảm nợ xấu, lĩnh vực bất động sản sẽ bị tác động rất lớn, nếu như không muốn nói là tình trạng “đóng băng” có khả năng quay trở lại.

Nhận định về những khó khăn trước mắt đối với doanh nghiệp địa ốc trong năm 2016, chuyên gia kinh tế cho rằng dù NHNN không siết tín dụng thì nhiều khả năng các NHTM cũng khó còn vốn cho vay mạnh như năm 2015. Từ đó, thị trường bất động sản cũng sẽ tự hạ nhiệt trong năm 2016.

Vào sáng ngày 16/2, ông Sử Ngọc Khương, Giám đốc bộ phận Đầu tư thuộc công ty TNHH Savills Việt Nam, nhận định về thị trường bất động sản cho rằng, thị trường trong năm nay luôn có do nhu cầu nhà ở cao, tuy nhiên đi kèm với đó là vô vàn thách thức, đáng kể nhất là từ các ngân hàng nếu họ "siết van" tín dụng vào bất động sản. Cụ thể, có 3 khả năng có thể xảy ra với động thái này. Đó là mục tiêu tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng được thay đổi so với những năm trước; lãi suất cho vay có khả năng tăng; và cuối cùng là thời hạn cho vay đầu tư cũng như mua nhà sẽ thu hẹp lại.

Đồng ý kiến trên, một chuyên gia kinh tế khác nhấn mạnh, khi cung tiền từ phía ngân hàng vào thị trường bất động sản quá lớn, mọi người lao vào vay mua nhà để đầu cơ. Nhưng, thời điểm này khác với giai đoạn khủng hoảng bởi ngân hàng không muốn lao vào “vết xe đổ” trước đây chứ không phải vì cung tiền trong năm nay cạn kiệt, do đó, họ thận trọng hơn cho các đối tượng vay tiền đầu tư trong thời gian tới. Việc này sẽ tạo ra một thị trường đông người bán hơn người mua.

Khi được hỏi, doanh nghiệp địa ốc sẽ phải làm thế nào để thoát ra khỏi sự phụ thuộc quá lớn vào vốn vay ngân hàng, ông Khương chia sẻ, trong thời gian tới, các ngân hàng sẽ “dựng” nên những hàng rào nhằm bảo đảm nguồn tín dụng đồng thời bảo vệ người mua nhà. Trong bối cảnh hiện nay, nếu doanh nghiệp không cân đối được đòn bẫy tài chính đủ tốt thì sẽ gặp khó khăn. Giải pháp tốt nhất được đưa ra là các nhà đầu tư cà phải biết chia sẻ lợi nhuận bằng nhiều những hình thức liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp có thế mạnh tài chính khác.

Ông Khương nhấn mạnh thêm: Theo tôi, để chia sẻ rủi ro khi các NHTM siết chặt dòng tín dụng, giúp doanh nghiệp địa ốc muốn đẩy dòng tiền lưu thông tốt trên thị trường thì chỉ còn cách bắt tay với các đối tác khác. Không như chúng ta, trên thế giới, chiến lượt vượt qua khó khăn tài chính là các doanh nghiệp cùng liên doanh – liên kết, chia sẻ quyền lợi, hệ thống phân phối chứ không theo kiểu “một mình một chợ”.

Cũng theo vị giám đốc này, nhiều năm trở lại đây nhà đầu tư nước ngoài đã tham gia ngày một nhiều vào thị trường bất động sản Việt Nam. Mặc dù vậy, mức độ tham gia này chỉ ở cấp độ công ty, nghĩa là họ tham gia mua cổ phần của các công ty đã hay chuẩn bị niêm yết trên sàn chứng khoán bởi tính thanh khoản rất cao và hết sức minh bạch. Còn tại cấp độ dự án, họ cũng tham gia nhưng với mức độ thận trọng hơn vì còn liên quan nhiều đến vấn đề thủ tục pháp lý như M&A, chuyển nhượng, đền bù giải phóng mặt bằng...

(Theo Tri thức trẻ)

------------
Khóa học bất động sản 
                                                                                        Trường Kinh tế - Tài chính và Bất động sản IEFA

Thứ Năm, 18 tháng 2, 2016

Để đầu tư thành công trên thị trường chứng khoán

http://www.daihochcm.edu.vn/chung-khoan.aspx

Việc chọn mua một loại cổ phiếu nào đó là cả một quá trình rất phức tạp và mỗi nhà đầu tư đều có những cách tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên, sẽ là khôn ngoan hơn nếu làm theo những quy luật chung trên thị trường để có thể tối thiểu hóa rủi ro trong việc đầu tư của mình. Bài viết này sẽ chỉ ra cho các bạn biết ba bước để có thể chọn được một cổ phiếu chất lượng tốt.

Bước 1: Bạn là một nhà đầu tư lâu dài hay ngắn hạn?

Hãy quyết định khung thời gian và một chiến lược chung của cả thị trường chứng khoán nơi bạn định đầu tư vào đó. Bước này rất quan trọng bởi vì nó sẽ đưa ra những gì cận cảnh nhất về loại cổ phiếu bạn định mua.

Giả sử bạn quyết định sẽ trở thành một nhà đầu tư lâu dài, và bạn muốn tìm những cổ phiếu mà có lợi thế cạnh tranh trên thị trường và có tốc độ tăng trưởng ổn định. Chìa khóa để có thể tìm ra những cổ phiếu như thế đó là bạn hãy nhìn vào lịch sử hoạt động của mỗi loại cổ phiếu đó trong những năm qua và làm một bản phân tích doanh nghiệp về công ty đó với những tiêu chí là: điểm mạnh – điểm yếu – cơ hội – thách thức.

Mặt khác, nếu bạn quyết định chỉ là một nhà đầu tư ngắn hạn thôi, thì bạn hãy trung thành với một trong những chiến lược dưới đây:

1. Chiến lược chạy theo giao dịch trên thị trường

Chiến lược này tìm đến những cổ phiếu mà có sự tăng trưởng cả về giá cả và khối lượng giao dịch trong thời gian vừa qua. Các bản phân tích mang tính kĩ thuật sẽ có thể giúp ích rất nhiều cho chiến lược này. Lời khuyên cho chiến lược này đó là tìm kiếm những cổ phiếu có sự tăng trưởng ổn định về giá cả. Ý kiến này có nghĩa là khi cổ phiếu đó không bị tổn hại gì thì bạn chỉ cần đi theo xu hướng lên giá của nó cho đến khi xu hướng đó sụp đổ.

2. Chiến lược đối lập

Chiến lược này tìm đến những phản ứng thái quá từ thị trường chứng khoán. Các nghiên cứu cho rằng thị trường chứng khoán không phải lúc nào cũng hiệu quả, điều này có nghĩa là giá cả không phải luôn luôn phản ánh đúng giá trị của các cổ phiếu. Khi một công ty thông báo những tin xấu, mọi người đều hoảng sợ và giá cả thường giảm xuống dưới cả giá trị thực của cổ phiếu đó ở mức rẻ. Như vậy để quyết định xem một cổ phiếu phản ứng lại như nào với các tin tức thì bạn nên nhìn vào khả năng phục hồi của nó từ ảnh hưởng của tin tức xấu đó. Ví dụ, nếu một cổ phiếu giảm 20% sau khi công ty đó thua một vụ kiện mà không gây ảnh hưởng lâu dài gì đến thương hiệu và sản phẩm của công ty thì bạn hoàn toàn có thể tin rằng thị trường đang phản ứng thái quá đó thôi. Lời khuyên dành cho chiến lược này đó là hãy tìm một danh sách các cổ phiếu mà gần đây mới giảm giá, rồi phân tích tiềm năng có thể lội ngược dòng của các cổ phiếu đó.

Nếu các cổ phiếu đó cho thấy khả năng có thể phục hồi thì hãy xem xét những thông tin trước đó và phân tích nguyên nhân tại sao lại có sự giảm giá đó để có thể quyết định xem có thực sự tồn tại cơ hội cho cổ phiếu này không. (Hầu hết mọi người đều phạm phải một sai lầm đó là mua cổ phiếu vào khi giá cao và bán ra khi giá thấp nhưng với chiến lược đầu tư thứ hai này bạn lại có thể đầu tư vào thị trường chứng khoán mà ở đó bạn có thể mua vào với giá thấp và bán ra khi giá lên cao.

Bước 2: Nghiên cứu các sự lựa chọn thị trường chứng khoán riêng lẻ

Hãy tiến hành một nghiên cứu thị trường mà có thể cung cấp cho bạn một sự chọn lựa các loại cổ phiếu thích hợp với khung thời gian và chiến lược đầu tư của bạn. Có vô số các thông tin về chứng khoán trên mạng Internet có thể giúp bạn tìm đúng thị trường phù hợp với bạn.

Bước 3: Đa dạng hóa danh mục đầu tư của bạn

Một khi bạn đã có trong tay một danh sách các mã cổ phiếu nên mua, thì bạn cũng cần phải làm cho chúng đa dạng để có thể cho bạn tỉ lệ thắng/thua tốt nhất. Có một cách tiến hành nghiên cứu dành cho danh mục đầu tư của bạn đó là đưa ra một tỉ lệ tiền nhất định mà bạn nên phân bố vào mỗi loại cổ phiếu. Bước này vô vùng cần thiết bởi vì việc đa dạng hóa danh mục đầu tư là một trong những “bữa trưa miễn phí” trong thế giới đầu tư.

Ba bước trên đây có thể giúp bạn bắt đầu kiếm tiền trên thị trường chứng khoán. Những bước này cũng giúp cho bạn có thêm những hiểu biết về thị trường tài chính, và có thể cung cấp cho bạn chút tự tin giúp bạn đưa ra những quyết định giao dịch đúng đắn hơn đối với danh mục đầu tư chứng khoán của mình.

Khóa học đầu tư chứng khoán tại Trường Kinh tế - Tài chính IEFA -- www.daihochcm.edu.vn

Khoa hoc dau tu chung khoan tai Truong Kinh te - Tai chinh IEFA

Môi giới bất động sản phải có chứng chỉ: Lên đời “cò đất”!

www.sangd.com

Bộ Xây dựng bắt buộc nhân viên môi giới BĐS phải dự thi sát hạch, phải có chứng chỉ mới được hành nghề. Ngoài ra, sàn giao dịch BĐS phải do đơn vị doanh nghiệp lập ra. Đây được xem là động thái mạnh tay siết lại tình trạng hỗn loạn sàn giao dịch, nhân viên môi giới BĐS trong thời gian qua

Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số 11/2015/TT-BXD quy định việc cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản; hướng dẫn việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức hành nghề môi giới bất động sản, điều hành sàn giao dịch bất động sản; việc thành lập và tổ chức hoạt động của sàn giao dịch bất động sản.

Môi giới BĐS phải có chứng chỉ

Theo đó, người dự thi sát hạch để được cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản phải thi bắt buộc các nội dung sau: Phần kiến thức cơ sở, bao gồm: Pháp luật liên quan đến kinh doanh bất động sản; thị trường bất động sản; đầu tư bất động sản; phòng chống rửa tiền trong kinh doanh bất động sản. Phần kiến thức chuyên môn, bao gồm: Tổng quan về dịch vụ môi trường bất động sản; quy trình và kỹ năng môi giới bất động sản; giải quyết tình huống trên thực tế.

Muốn hành nghề môi giới BĐS, người dự thi sát hạch để được cấp chứng chỉ hành nghề 

Đối với thí sinh có chứng chỉ môi giới bất động sản do nước ngoài cấp còn hiệu lực và trường hợp xin cấp lại chứng chỉ do chứng chỉ cũ hết hạn thì chỉ phải thi phần kiến thức cơ sở, không phải thi phần kiến thức chuyên môn.Thí sinh dự thi phải có đủ các điều kiện sau: Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không đang trong tình trạng truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chấp hành án phạt tù; Tốt nghiệp từ Trung học phổ thông trở lên; đã nộp hồ sơ đăng ký dự thi và kinh phí dự thi cho đơn vị tổ chức kỳ thi theo quy định.

Người dự thi sát hạch đạt điểm thi và có đủ hồ sơ theo quy định thì được cấp chứng chỉ. Chứng chỉ có giá trị sử dụng trên phạm vi cả nước trong thời hạn 5 năm kể từ ngày được cấp.Người có chứng chỉ đã hết hạn không được phép tiếp tục hành nghề môi giới bất động sản. Người có chứng chỉ hết hạn, hoặc gần hết hạn nếu muốn cấp lại chứng chỉ thì phải thi sát hạch theo quy định.

Chứng chỉ môi giới bất động sản được cấp trước ngày 1.7.2015 có giá trị sử dụng trong thời hạn 5 năm kể từ ngày 1.7.2015. Chứng chỉ môi giới bất động sản, chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản được cấp sau ngày 1.7.2015 có giá trị 5 năm kể từ ngày cấp.

Sàn giao dịch BĐS phải có diện tích trên 50m2

Thông tư nêu rõ, tổ chức, cá nhân thành lập sàn giao dịch bất động sản phải đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại Điều 69 Luật Kinh doanh bất động sản. Cụ thể như sau: Tổ chức, cá nhân thành lập sàn giao dịch bất động sản phải thành lập doanh nghiệp; sàn giao dịch bất động sản phải có ít nhất 2 người có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản. Người quản lý điều hành sàn giao dịch bất động sản phải có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản. Sàn giao dịch bất động sản phải có quy chế hoạt động, tên, địa chỉ giao dịch ổn định trên 12 tháng. Nếu có thay đổi phải thông báo cho Sở Xây dựng và khách hàng biết. Sàn giao dịch bất động sản phải có diện tích tối thiểu là 50 m² và trang thiết bị kỹ thuật đáp ứng yêu cầu hoạt động.

Sàn giao dịch bất động sản là doanh nghiệp độc lập hoặc là đơn vị thuộc doanh nghiệp, mọi hoạt động của sàn giao dịch phải chịu sự chỉ đạo của doanh nghiệp. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp và người quản lý điều hành sàn giao dịch bất động sản phải chịu trách nhiệm về hoạt động của sàn giao dịch.

Ngoài ra, sàn giao dịch bất động sản phải công khai thông tin về bất động sản đưa vào kinh doanh theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014.

Sàn giao dịch bất động sản có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ pháp lý của bất động sản trước khi đưa vào kinh doanh tại sàn, nếu đủ điều kiện giao dịch mới được giới thiệu cho khách hàng. Sàn giao dịch bất động sản chịu trách nhiệm trước khách hàng và trước pháp luật về thông tin đã cung cấp cho khách hàng. Các hoạt động dịch vụ của sàn giao dịch bất động sản phải được thực hiện thông qua hợp đồng.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16.2.2016.

-------
Khóa học bất động sản IEFA

5 hiểu nhầm phong thủy phổ biến nhiều gia đình áp dụng

Phong thủy phổ biến từ ngày xưa. Tuy nhiên, trải qua hàng ngàn năm, có rất nhiều mẹo phong thủy bị truyền miệng sai lệch.

Ngày nay, có rất nhiều định kiến sai lầm về phong thủy được rất nhiều gia đình tin tưởng. Như với bất kỳ thông tin nào khác, đặc biệt là các mẹo từ ngàn xưa, bạn cần phải mất thời gian để sàng lọc và xác nhận thông tin đó đúng sự thật và có hiệu quả. Dưới đây là những sai lầm ngớ ngẩn về phong thủy được nhiều người tin tưởng.

1. Cửa màu đỏ mang lại may mắn

Liệu một cánh cửa màu đỏ có thực sự đem lại may mắn? Cũng có một phần nhưng nó không thể áp dụng cho tất cả mọi nhà. Việc áp dụng màu sắc trong phong thủy phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Đối với cửa chính, cần chọn màu sắc cửa chính nhà theo hướng phù hợp.

2. Dùng cả cây tre may mắn và đài phun

Cây tre tài lộc và đài phun nước đều là những vật phẩm phong thủy giúp hóa giải sát khí trong phong thủy nhà ở. Tuy nhiên, cái gì quá nhiều cũng không tốt. Bạn chỉ cần mua một trong hai chứ không cần cố gắng nhét cả hai vào trong không gian nhà ở.

3. Không được để hoa tươi trong phòng ngủ

Hoa tươi không chỉ làm đẹp, khử mùi không khí mà còn mang nhiều sinh khí. Vậy làm thế nào mà chúng lại mang đến điềm xấu khi để trong phòng ngủ? Do đó, bạn phải hiểu cụ thể. Trong phòng ngủ có thể đặt hoa tươi nhưng chỉ nên chọn một bình hoa nhỏ để mang thêm chút sinh khí cho phòng ngủ. Các loại hoa như hoa hồng, mẫu đơn,...còn có tác dụng tăng thêm tình cảm vợ chồng.

4. Đồng hồ mang lại phong thủy xấu

Đồng hồ giúp mọi người quản lý thời gian tốt hơn - một thứ mà một khi đã đi qua thì không lấy lại được. Tuy vậy, những chiếc kim đồng hồ lại được cho rằng mang lại sát khí, cũng như phạm phải 'mũi tên độc' trong phong thủy. Nhiều người tránh đặt đồng hồ trong nhà vì lo bản thân bồn chồn, lo lắng. Thực tế, theo phong thủy, chỉ cần tránh đặt một chiếc đồng hồ lớn trong phòng ngủ còn tất cả các nơi khác hoàn toàn không có vấn đề gì.

5. Giữ nước trong nhà càng nhiều càng tốt

Tất cả mọi người, mọi nhà đều cần nước. Trong phong thủy, nước cũng được coi là yếu tố phong thủy để thu hút tài lộc. Nhiều gia đình quan niệm khi bị hết nước thì tài lộc sẽ ngừng do vậy họ hay tích trữ nước trong các chai nước lớn ở khắp các ngõ ngách trong nhà. Tuy nhiên, trong tự nhiên, nguồn nước tốt nhất khi dòng chảy được xuyên suốt, và trong phong thủy cũng vậy. Sai lầm phong thủy khi tích trữ nước chỉ khiến cho tiền tài ứ đọng và không được sinh sôi, nảy nở.


Khóa học Phong thủy IEFA